Không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên rất đáng báo động, tiềm ẩn rủi ro không chỉ cho nhà đầu tư mà cho cả hệ thống tài chính tiền tệ. Cần xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp chuẩn hoá nhiều doanh nghiệp cùng trong trạng thái “chỉ mành treo chuông”, đứng trước nguy cơ phá sản…
Từ năm 2020, hàng loạt lời cảnh báo phát ra từ các chuyên gia và Bộ Tài chính khi trái phiếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường đạt trên 1.100 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2020, tổng giá trị phát hành đạt 437.689 tỷ đồng, tăng 38,8% so với con số 315.441 tỷ đồng năm 2019.
Trái phiếu doanh nghiệp có đặc thù là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong kế hoạch huy động, sử dụng vốn, không chịu sự giám sát như khi vay vốn từ ngân hàng.
Nhằm hạn chế rủi ro và tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong tháng 10, Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước triển khai 4 đoàn kiểm tra tại 10 công ty chứng khoán về tình hình cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo và tình hình tài chính yếu kém. Trái phiếu doanh nghiệp muốn giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của Sở Giao dịch chứng khoán sẽ phải tuân thủ theo những tiêu thức khắt khe hơn, khiến nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi giao dịch trên sàn. Bởi doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu về vốn, báo cáo tài chính có kiểm toán, có tài sản đảm bảo. Như vậy, doanh nghiệp tự nâng tầm, công khai minh bạch rõ ràng với nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu và phối hợp chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra, giám sát. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng có các giải pháp quản lý thị trường bất động sản, phối hợp quản lý giám sát và cảnh báo các doanh nghiệp bất động sản về rủi ro tăng trưởng nóng. Đồng thời, tổ chức làm việc với Bộ Công an về khung khổ pháp lý và tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin.
Do đó, nhà đầu tư trái phiếu dù chuyên nghiệp cũng khó lòng kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa niêm yết. Nhà đầu tư lại càng không giám sát được đồng vốn đi đúng đích, để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không phải đảo nợ, “hô biến” nợ cũ thành nợ mới. Cũng không có gì đảm bảo cho khả năng trả nợ gốc và lãi sau này cho nhà đầu tư.
Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên thị trường sơ cấp hiện chỉ chiếm 5,5% khối lượng phát hành, giảm mạnh so với tỷ trọng 12,68% năm 2020. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các quy định mới phần nào hạn chế các đối tượng nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không có khả năng đánh giá rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư này.
Nhà đầu tư thấy bóng dáng ngân hàng đứng đằng sau, nhầm tưởng trái phiếu được các ngân hàng bảo lãnh, nên “đặt nhầm” lòng tin. Cá biệt có một số doanh nghiệp công bố huy động vốn với lãi suất cao, nhưng không có phương án kinh doanh khả thi rõ ràng, chỉ đưa ra những tuyên bố rất chung chung.
phần lớn tài sản đảm bảo của trái phiếu là bất động sản, dự án hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu doanh nghiệp, giá trị của tài sản đảm bảo chịu ảnh hưởng diễn biến của thị trường. Một số trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Có doanh nghiệp phát hành với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế – Học viện Tài chính, khẳng định thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu ba không – “không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán” với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên rất đáng báo động, tiềm ẩn rủi ro không chỉ cho nhà đầu tư mà cho cả hệ thống tài chính tiền tệ.
“Chỉ một vài doanh nghiệp nhỏ vỡ nợ thì lòng tin nhà đầu tư với trái phiếu doanh nghiệp sẽ ngay lập tức sụt giảm, doanh nghiệp cũng khó huy động vốn qua kênh này”, ông Thịnh cảnh báo. Còn nếu “vết nứt” lan truyền khiến nhiều doanh nghiệp cùng trong trạng thái “chỉ mành treo chuông”, đứng trước nguy cơ phá sản, ngay lập tức đẩy hệ thống tài chính tiền tệ vào bất ổn, gián đoạn và tạo ra những cú sốc về tài chính.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)