Đa phần các sản phẩm căn hộ cao cấp giảm giá đều là “hàng đã qua sử dụng”, trong khi đó, các dự án mới mở bán dường như ít giảm, thậm chí còn tăng khá mạnh trong 1 năm qua.
Theo báo cáo của VARS, do tỷ lệ hấp thụ tương đối thấp, cho nên, giá bán bình quân trên thị trường có xu hướng giảm từ 37,7 triệu đồng/m2 xuống còn 36,8 triệu đồng/m2, chỉ sau 1 năm. Đây được coi là một dấu hiệu khá lạ, đi ngược lại xu hướng chung của thị trường bất động sản Hà Nội.
Về cơ cấu sản phẩm, dòng căn hộ trung cấp và cao cấp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể, nguồn cung căn hộ cao cấp trên 37 triệu đồng/m2 dẫn đầu thị trường, chiếm 43,2%, tương đương 2.530 sản phẩm. Trong khi đó, nguồn cung căn hộ trung cấp có giá trên 30 triệu đồng/m2 chiếm 40,7%. Dù có số lượng áp đảo trên thị trường, thế nhưng, tỷ lệ hấp thụ dòng căn hộ cao cấp không cao, chỉ đạt 21,1% tổng nguồn cung căn hộ. Điều này có nghĩa là trong 3 tháng, thị trường bất động sản Hà Nội chỉ tiêu thụ được khoảng 532 căn hộ cao cấp. Hiện thị trường vẫn tồn khoảng 1.500 sản phẩm.
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản (VARS), trong quý III/2020, thị trường bất bất động sản Hà Nội có tới 12.370 sản phẩm bất động sản mở bán. Thế nhưng, trong năm 2020, do các tác động của đại dịch COVID-19, nguồn cung mở bán trong quý III/2021 giảm chỉ bằng một nửa, tương đương 5.886 sản phẩm. Trong đó, chủ yếu là dòng sản phẩm căn hộ, với 5.141 căn được mở bán. Mặc dù nguồn cung khan hiếm, thế nhưng lượng giao dịch trong quý tương đối thấp, chỉ đạt 1.745 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đến cuối tháng 6 này ghi nhận tồn kho hơn 103.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với đầu năm. Chỉ số này chiếm hơn 60% tổng tài sản của công ty và nếu so với lượng hàng tồn của 54 doanh nghiệp niêm yết, Novaland chiếm hơn 40%. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn của Novaland phần lớn là bất động sản đang xây dựng, lượng sản phẩm đã xây dựng chỉ chiếm hơn 8%. Ngoài các dự án hiện hữu, doanh nghiệp này đang trong quá trình đàm phán M&A một số dự án trong quý II và có kế hoạch triển khai thêm một dự án tại TP HCM và một dự án nằm trong ba tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận hoặc Lâm Đồng.
Với doanh nghiệp bất động sản, hàng tồn kho là một trong những hạng mục quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Một mặt, giá trị này thể hiện năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư. Mặt khác, việc chậm hoàn thành thủ tục pháp lý để ghi nhận lượng lớn bất động sản dở dang sẽ dễ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời phát sinh thêm nhiều chi phí, dẫn đến khó đảm bảo mức lợi nhuận đề ra. Đại diện một doanh nghiệp trong top hàng tồn kho kỳ này giải thích rằng, đặc thù của ngành bất động sản là khi giao nhà mới được ghi nhận doanh thu. Do đó, những sản phẩm dù đã bán cho khách hàng nhưng chưa hoàn thành bàn giao hoặc đang trong quá trình triển khai, xây dựng vẫn ghi nhận là hàng tồn kho.
Báo cáo quý 3/2021 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước trong quý 3/2021 đạt 35.852 sản phẩm, giao dịch đạt 16.647 sản phẩm, tương đương tỷ lệ hấp thụ 40,9%. Trong đó, phân khúc nhà ở chung cư số lượng lớn nhất với 7.120 sản phẩm (chiếm 48,6%), tiếp theo là đất nền 5.349 sản phẩm (chiếm 36,5%) và nhà ở thấp tầng 2.178 sản phẩm (chiếm 14,9%). Trong kỳ, toàn bộ nguồn cung trên thị trường đa phần hàng tồn từ các quý trước. Lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiện cải thiện và gần như thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Tại thị trường TPHCM, nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì thời gian giãn cách xã hội kéo dài, theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Savills, trong quý 3 vừa qua, tổng nguồn cung sơ cấp khoảng 3.000 căn, giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)