Dữ liệu của Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp, tức có giá từ 25 triệu đồng một m2 trở lên, chỉ chiếm 20-30% thị trường và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Còn nhu cầu ở mức giá bình dân, dưới 25 triệu đồng mỗi m2 lại chiếm đến 70-80%.
Trước, trong và sau dịch Covid, giá bán căn hộ chung cư trung và cao cấp ở Hà Nội gần như không có biến động. Tuy nhiên, tại một số dự án thuộc phân khúc bình dân, giá đã được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp.
Tại TP HCM, giá chung cư tăng cư tăng khoảng 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các phân khúc bình dân, trung cấp cao cấp đều tăng lần lượt 0,94%, 0,64% và 0,04%. Giá nhà ở riêng lẻ tăng 0,15%.
Tại báo cáo trên, đơn vị này cho biết, trong quý III, Hà Nội có 13.300 sản phẩm (chủ yếu là căn hộ chung cư) được bán trên toàn thị trường, giao dịch 2.966/13.300 sản phẩm. Tỉ lệ hấp thụ tương đương 22,3%.
Đáng chú ý, tại báo cáo trên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2 – 3 năm trở lại là rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường bất động sản TP. Hà Nội. Trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2.000 s/p/quý. Đây là con số quá nhỏ nhoi cho một thành phố có gần mười triệu dân.
Trong lượng cung mới từ các dự án bất động sản tại Hà Nội, rất hiếm dòng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông ….tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%. Đây cũng là lý do khiến giá của sản phẩm này bị đẩy lên cao. Sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Kể từ khi khủng hoảng do dịch bệnh Covid 19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể. Tình trạng này cũng không ngoại trừ các đại dự án đang được quảng cáo rầm rộ .
Sáng 8-10, DKRA Vietnam công bố báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP.HCM, căn hộ thuộc phân khúc hạng C có mức giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 gần như biến mất hoàn toàn trên thị trường. Trong khi đó, phân khúc căn hộ hạng A vươn lên dẫn đầu thị trường, chiếm 87,2% nguồn cung và 89,2% lượng tiêu thụ.
Trong 5 năm trở lại đây, rổ hàng căn hộ bình dân (còn được gọi là nhà giá rẻ) tại các quận, huyện ven Sài Gòn đang được chào bán đều có giá 1,5-1,7 tỷ đồng. Gần 9 tháng qua, các dự án nhà ở mới được chào ra thị trường tại 3 trục đô thị phía Đông, Nam và Tây TP HCM đều vọt lên ngưỡng trên 30 triệu đồng mỗi m2. Thậm chí, có dự án còn tiệm cận vùng giá 40 triệu đồng mỗi m2.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gần đây cũng từng công bố báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020 với cảnh báo sự lệch pha cung cầu giữa phân khúc nhà ở cao cấp và bình dân ngày càng lớn. 3 năm trở lại đây, căn hộ bình dân chỉ chiếm 21,81% tổng số nhà ở dự án. Tỷ lệ này rất thấp nếu so với căn hộ trung – cao cấp (chiếm 78,19%).
Riêng trong 3 năm 2018-2020, theo lãnh đạo HoREA, thị trường bất động sản bị sụt giảm rất lớn cả về quy mô, về số lượng dự án, số lượng sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường và số lượng giao dịch. Hệ quả là người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị và người nhập cư bị thua thiệt nhiều nhất, vì bị giảm cơ hội tạo lập nhà.
Theo các chuyên gia, tình trạng mất cân đối hàng hóa đang bắt đầu diễn ra trên thị trường bất động sản. Các chủ đầu tư đang phát triển ồ ạt các dự án cao cấp trong khi nhu cầu của người dân vẫn tập trung ở phân khúc nhà giá rẻ sẽ khiến hàng hóa bất động sản bị mất cân đối.
Mới đây nhất, với nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, đại diện Bộ Xây dựng đã đề xuất lên Chính phủ về giá trần dành cho các căn hộ thương mại. Theo đó, các chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận, để có mức giá bán này là điều khó có thể thực hiện được. TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng, vấn đề về quỹ đất dành cho nhà ở thương mại giá rẻ trong nội đô TP.HCM và Hà Nội đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay.
Điều này đặt ra thách thức lớn đối với người dân muốn tìm mua nhà giá rẻ. Thậm chí bài toán với người chỉ có dòng tiền một tỷ đồng là phải dịch chuyển ra khỏi địa bàn TP HCM, chấp nhận bán kính từ nhà đến chỗ làm xa hơn trước để tìm được nơi an cư hợp túi tiền.