Một số địa phương cũng góp ý cần xác định nguyên tắc, phương pháp xác định giá thị trường. Quy định này cần được quan tâm nếu không rất khó để thực hiện. Căn cứ xác định giá đất là bảng giá đất. Cần quy định bảng giá đất 5 năm một lần, còn hàng năm thì điều chỉnh theo hệ số.
Các ý kiến góp ý tại hội thảo cơ bản thống nhất với nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất về nội dung việc ban hành Luật, về thể thức đảm bảo thống nhất của Chương, Điều, khoản… và được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở nền tảng Luật Đất đai năm 2013.
Luật đất đai thì không quy định trường hợp giao đất theo hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư. Nếu vấn đề này có thể được tháo gỡ sẽ tránh được sai sót cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện bởi đây là vấn đề tương đối vướng mắc ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, các địa phương cũng vướng mắc một số vấn đề mới về như việc tách phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Khi tách được vấn đề này ra mới thực hiện được cơ bản theo hình thức đấu giá đất đang rất phù hợp với tình hình hiện nay.
Về quy định các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất, ông Bùi Văn Côi, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn, đề nghị với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất cần xem xét bổ sung căn cứ theo tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư. Bởi thực tế hiện nay có những dự án kéo dài 5-10 năm, nếu giải phóng mặt bằng sạch mới giao đất sẽ rất khó cho quá trình tổ chức thực hiện.
Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), với sự tham gia của đại diện các Bộ, ban, ngành và 25 tỉnh thành phố khu vực miền Bắc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra ngày 8/8/2022, các ý kiến tập trung thảo luận về các quy định quy hoạch kế hoạch sử dùng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các khoản thu tài chính từ đất đai được bổ sung; việc mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, vấn đề tập trung đất đai…
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh rằng Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng.
Ngày 16/6/2022, tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Theo ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều. Nêu những điểm mới quan trọng trong dự thảo, ông Khuyến đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận, cho ý kiến từ thực tế của địa phương.
Tổng Hợp