Một trong những ý kiến đề xuất của Sở GTVT trong Hội nghị góp ý về quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, sân bay vùng TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở GTVT kiến nghị đơn vị tư vấn thực hiện đồ án rà soát, xem xét tỉ lệ phân chia các phương thức vận tải để xác định thứ tự ưu tiên, từ đó xây dựng quy hoạch phù hợp.
TP.HCM cần tính toán đến việc kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành. Do đó, việc có tuyến đường sắt kết nối hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành là vô cùng quan trọng và chúng ta cần tính toán để việc khai thác, kết nối hai sân bay được hiệu quả, thu hút người dân tham gia.
“Nếu cần đầu tư cho hệ thống sân bay thì khu đô thị Cần Giờ cũng cần thiết có một sân bay nhỏ để trực thăng, máy bay nhỏ dễ dàng di chuyển tới khu đô thị này trong tương lai.
Tương tự, nếu chúng ta phát triển khu đô thị tại TP Thủ Đức thì chí ít cũng cần có sân bay chuyên dụng để kết nối với các đơn vị.
Tôi đề nghị các đơn vị tư vấn làm việc với nhau để sớm đề ra các quy hoạch sân bay chuyên dùng, đường băng dưới 2 km, tư nhân có thể đầu tư để đảm bảo nơi nào cũng có sân bay. Chúng ta cần ủng hộ các địa phương sớm đầu tư sân bay, với vốn xã hội hóa mà không phải vốn nhà nước” – TS Nam nhấn mạnh.
Tháng 6.2020, Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh diện tích Khu đô thị lấn biển Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng. Dự án nằm tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, do Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư.
Trong đó, vốn chủ sở hữu hơn 32.500 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); còn lại là vốn vay thương mại. Thời hạn thực hiện dự án 50 năm. TP HCM đang triển khai nhiều đầu việc để thực hiện dự án này.
Đây cũng là một trong bốn khu đô thị mới của TP.HCM và có thể khu đô thị này sẽ phát triển mạnh mẽ về dịch vụ, kinh tế, xã hội.