Nguyên nhân quan trọng là niềm tin của các nhà đầu tư ngoại với tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam. Với các nhà đầu tư, niềm tin chỉ có được sau khi họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu, phân tích cặn kẽ và khách quan. Hầu hết các quỹ đầu tư của Hàn Quốc đang rất quan tâm việc mua lại các dự án bất động sản văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và bất động sản công nghiệp ở Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong 8 tháng của năm 2021 đạt hơn 557 triệu USD, chưa bằng một nửa so với mức 1,22 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Quý I/2021 dịch bệnh được kiểm soát, thị trường phát triển tương đối tốt, nhưng từ cuối tháng 4 đến nay tình thế lại bị “đảo ngược”. Vì vậy, nhận định về luồng vốn đổ vào thị trường BĐS trong đó có chứng khoán rất mông lung, thiếu căn cứ vững chắc. Bất chấp kết quả kinh doanh không khả quan của các ngành nghề, thị trường chứng khoán tăng liên tục suốt 18 tháng qua. Song, việc vốn chứng khoán “đổ dồn” vào BĐS lại là vấn đề khác, bởi lẽ: Vốn chứng khoán căn bản là vốn ngắn hạn, ngược hẳn với vốn vốn trung – dài hạn của BĐS, trong khi tín dụng trung – dài hạn đang bị siết chặt do e ngại rủi ro nợ xấu tăng cao thời gian tới; vốn chứng khoán sở hữu nguồn trung gian hàng trăm tỷ đồng từ công ty chứng khoán, song thị trường BĐS không có công ty như vậy.
Thời Covid-19, nhiều tòa nhà văn phòng và khách sạn đang chờ bán đã để không nhiều tháng nay, nội thất, mành rèm, chăn ga gối, thảm sàn đều mốc và không thể tiếp tục sử dụng sau khi được mua lại. Do đó, quan điểm của các nhà đầu tư Hàn Quốc lúc này là “không rẻ thì không mua”, bởi mua lại bất động sản như tòa nhà văn phòng hay khách sạn thời dịch có mức rủi ro cao vì không biết khi nào có thể hoạt động trở lại bình thường, trong khi chi phí duy tu, cải tạo, thay thế những nội thất cũ hỏng lên tới hàng triệu USD.
Thị trường thứ cấp và M&A bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022. Nguồn cung từ thị trường thứ cấp cũng sẽ tăng do nhiều doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, kinh doanh sau đợt dịch kéo dài và có nhu cầu chuyển nhượng hợp tác để thu hút thêm nguồn vốn bên ngoài.
Covid-19 kéo dài khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn, không loại trừ khả năng dịch Covid-19 lần thứ 4 sẽ làm dòng vốn đầu tư bị đảo chiều, việc huy động vốn vào BĐS thời điểm hiện tại và sau khi dịch được kiểm soát sẽ gặp nhiều thách thức bên cạnh cơ hội hiện hữu đang có. Những khó khăn về việc huy động nguồn vốn đầu tư cho thị trường BĐS hiện nay là không phủ nhận, nhưng thực tế vấn đề này đã “âm ỉ” xảy ra từ thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, dẫn đến việc vào năm 2020 sau hàng chục năm duy trì ổn định ở vị trí thứ 2 trong các ngành nghề thu hút vốn đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam, BĐS bất ngờ tụt xuống vị trí thứ 3, khi nhiều DN nước ngoài tuyên bố rút lui.
Bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ 3 về thu hút FDI, đạt 1,16 tỷ USD trong 7 tháng của năm nay. Một số phân khúc BĐS vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch chẳng hạn như BĐS khu đô thị, logistics và công nghiệp Logistics thu hút nhiều vốn FDI nhất từ đầu năm, chiếm gần một nửa trong số hơn 30 dự án bất động sản được cấp phép với tổng giá trị đạt gần 538 triệu USD. Quả thực, bên cạnh BĐS công nghiệp Logistics thì BĐS nhà ở, đặc biệt BĐS quy mô khu đô thị tích hợp vẫn là điểm hấp dẫn của dòng vốn đầu tư ngoại. Ghi nhận cho thấy, ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn hợp tác với CĐT Việt để phát triển các dự án khu đô thị, với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Cương Nguyễn
(Tổng Hơp)