Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm nhưng nhu cầu sở hữu nhà của người dân ở đô thị lớn như Hà Nội ngày càng tăng cao. Điều này làm chênh lệch cung – cầu ngày càng lớn buộc giá thành càng tăng cao.
Dù giá bất động sản (BĐS) của hầu hết phân khúc đều tăng song lượng giao dịch lại tăng khá ít, đặc biệt ở phân khúc căn hộ, biệt thự và nhà phố. Căn hộ là phân khúc có giá ít biến động nhất từ đầu năm đến nay, đi kèm với đó là tính thanh khoản kém, lượng giao dịch sụt giảm nhiều so với thời điểm cuối năm 2021.
Các chuyên gia cho rằng nhu cầu tìm mua căn hộ đều tăng, tỉ lệ liên lạc với người rao bán theo đó cũng tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Điều đó chứng tỏ nhu cầu thực tìm mua nhà để ở và đầu tư đều không thiếu. Tuy nhiên, giá tăng bất chấp và tình hình khó khăn của nền kinh tế khiến tính thanh khoản không thể tăng như kỳ vọng. Nguyên nhân tiêu thụ phân khúc căn hộ giảm trong quý đầu năm vừa do nguồn cung mới khan hiếm, vừa do giá bán của rổ hàng đang rất cao khiến khách hàng cân nhắc, ra quyết định chậm hơn.
Ngoài ra, tâm lý thị trường lo ngại siết tín dụng BĐS sẽ khó tiếp cận vốn vay, lãi suất tăng. Khác với thị trường đất nền, đa số dùng vốn tự có, người mua căn hộ có nhu cầu vay tiền mua nhà trả góp theo tiến độ nên việc siết tín dụng có thể dẫn đến những tác động tâm lý, khiến khách hàng trì hoãn việc mua nhà trong ngắn hạn.
Báo cáo của Cushman & Wakefield ghi nhận giá bán căn hộ ở TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm dao động từ mức 1.556 USD/m2 đến 15.009 USD/m2. Dữ liệu chi tiết cho thấy mỗi phân hạng đều có mức tăng mạnh, trong đó căn hộ hạng sang tăng gần 30% so với thời điểm đầu năm ngoái.
Trước đó, dữ liệu của JLL cũng ghi nhận mặt bằng giá căn hộ tại thị trường sơ cấp đã tăng 8,4% so với quý I/2022 và 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 3.173 USD/m2.
Chuyên gia của JLL nhận định nguyên nhân khiến giá sơ cấp trung bình loại hình căn hộ tăng mạnh chủ yếu do sự thay đổi trong rổ hàng, với các dự án mới có giá bán cao chiếm đa số, trong khi các dự án có giá bán thấp đã cạn kiệt.
Cũng đề cập đến vấn đề lệch pha cung cầu, trong bản kiến nghị các giải pháp phát triển thị trường bất động sản bền vững vừa trình Chính phủ, HoREA cho biết theo thống kê của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hiện có 8.937 căn hộ đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai.
Đáng chú ý, trong số căn hộ sắp hình thành, phân khúc cao cấp chiếm 7.577 căn, chiếm 80,13%. Còn phân khúc trung cấp ghi nhận 1.879 căn, chiếm gần 20%. Riêng loại nhà ở thuộc phân khúc bình dân không có căn nào đưa ra thị trường, chiếm 0%.
Theo đánh giá của HoREA, việc thị trường nhà ở đang phát triển theo hình tháp ngược, với số lượng căn hộ cao cấp chiếm lĩnh rổ hàng, còn số lượng căn hộ bình dân vốn dành cho đa số người dân có tỷ lệ bằng 0, là dấu hiệu của sự thiếu bền vững, cần cấp thiết điều chỉnh lại.
Cũng đề cập đến vấn đề lệch pha cung cầu, trong bản kiến nghị các giải pháp phát triển thị trường bất động sản bền vững vừa trình Chính phủ, HoREA cho biết theo thống kê của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hiện có 8.937 căn hộ đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai.
Đáng chú ý, trong số căn hộ sắp hình thành, phân khúc cao cấp chiếm 7.577 căn, chiếm 80,13%. Còn phân khúc trung cấp ghi nhận 1.879 căn, chiếm gần 20%. Riêng loại nhà ở thuộc phân khúc bình dân không có căn nào đưa ra thị trường, chiếm 0%.
Theo đánh giá của HoREA, việc thị trường nhà ở đang phát triển theo hình tháp ngược, với số lượng căn hộ cao cấp chiếm lĩnh rổ hàng, còn số lượng căn hộ bình dân vốn dành cho đa số người dân có tỷ lệ bằng 0, là dấu hiệu của sự thiếu bền vững, cần cấp thiết điều chỉnh lại.
Tổng Hợp