Dịch Covid-19 đã và đang làm ảnh hưởng lớn đến người dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi dịch bùng phát trở lại lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã lan rộng 62 tỉnh, thành phố và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế – xã hội. Nhưng các gói hỗ trợ đến nhiều đối tượng yếu thế quá chậm trể hơn 2 tháng từ khi có quyết định nhưng kế hoạch triển khai….
Bên cạnh các gói hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh; một số gói an sinh xã hội đã được thực hiện và đã hỗ trợ người dân phần nào, đặc biệt là công nhân, nông dân và những người yếu thế (người nghèo, người khuyết tật, người có công…). Tuy nhiên, việc thiết kế gói hỗ trợ và quá trình thực thi còn khó khăn, chậm tiến độ, trong khi nhu cầu của người dân là cấp thiết.
Chính sách hỗ trợ tiền mặt được cho là đúng thời điểm nếu được triển khai không quá lâu từ khi dịch bệnh bùng phát. Tại 4 quốc gia nêu trên, khoảng thời gian này là 1-1,5 tháng. Do cơ sở dữ liệu của các quốc gia còn nhiều lỗ hổng, nên người đăng ký sẽ thực hiện khai báo theo các biểu mẫu, chương trình của Chính phủ. Đồng thời, các cơ quan chức năng có trách nhiệm rà soát, đối chiếu, bổ sung dữ liệu trên cơ sở khai thác các nguồn dữ liệu của cả Chính phủ và kênh khác.
Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP đến thời điểm hiện tại và tiến hành sửa đổi, tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tính đến hết tháng 8/2021, theo thông tin từ Bộ LĐ-TB-XH, tổng số lao động đã được hỗ trợ là trên 15 triệu lượt người với tổng số tiền là 8.400 tỷ đồng (32% tổng gói hỗ trợ); 1,2 triệu lao động tự do đã nhận 2.180 tỷ đồng (do các địa phương tự xác định đối tượng và chi). Có thể thấy, khâu thực thi còn chậm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội quyết liệt như hiện nay và cần thiết phải có thời hạn thực hiện cụ thể (thí dụ, tối đa 3 tháng) để đẩy nhanh hỗ trợ quý giá này.
Chính phủ xem xét sớm mở rộng đối tượng hỗ trợ tới tất cả lao động phi chính thức (lao động tự do) với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người với quy mô 29.300 tỷ đồng (tổng số lao động năm 2020 là 54,6 triệu người, trong đó có khoảng 29,3 triệu người (53,7%) là lao động tự do), ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68.
Việc thu thập thông tin đối tượng cần hỗ trợ nên được tổng hợp, đối chiếu từ nhiều nguồn nhằm đảm bảo người dân có thể tiếp cận nhanh chóng và chính xác quyền lợi của mình. Việc tổng hợp danh sách đối tượng cần hỗ trợ nên được kết hợp từ cả việc đăng ký tại địa phương, người dân tự đăng ký (đăng ký online, qua tin nhắn SMS) cũng như đối chiếu thông tin từ danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội, danh sách cử tri và nguồn khác (như nhà mạng, công ty điện, nước…). Điều này sẽ hạn chế việc thu thập thiếu hoặc chậm trễ trong thu thập thông tin cá nhân. Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn, cập nhật thường xuyên phục vụ công tác an sinh xã hội, cứu trợ; có sự liên thông, chia sẻ được với cơ sở dữ liệu định danh quốc gia.
Hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp người dân yên tâm chấp hành các biện pháp giãn cách xã hội, đảm bảo an dân và an sinh. Việc được hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp người dân yên tâm hơn về nguồn tài chính. Từ đó, làm giảm sức ép phải ra ngoài kiếm sống. Bên cạnh đó, việc phát tiền mặt cũng có ý nghĩa to lớn đối với đối với các đối tượng yếu thế (người nghèo, người tàn tật, người mất khả năng lao động…), vốn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, lao động tự do, trở nên rất khó khăn. Qua kinh nghiệm các nước đang phát triển và thực tế tại Việt Nam.
Các giải pháp giãn, hoãn thuế nợ vay… đối với người yếu thế đang khốn khổ trong đại dịch Covid – 19 là cần nhưng chưa đủ và quá chậm; bởi vậy, cần nhanh chóng hỗ trợ trực tiếp tiền mặt.
Nhật Hạ