Những trường hợp mua bán hoặc xây dựng trên đất quy hoạch thì địa phương không đồng ý làm các thủ tục thì nhà đầu tư hết lượt “bỏ chạy”. Tình trạng “cò” mồi dẫn khách vào khu vực này xem đất không còn sốt đất hạ nhiệt.
Tại Khánh Hòa, ngay sau khi UBND thị xã Ninh Hòa và UBND huyện Cam Lâm ra thông báo ngừng tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lượng tin rao bán nhà, đất trên địa bàn hai khu vực này sụt giảm thấy rõ.
Điển hình như việc một lô đất rộng 108m2 thuộc dự án ở xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm) cách đây vài tuần được rao giá 16,8 triệu đồng/m2 thì nay giảm còn hơn 11 triệu đồng/m2. Trong khi một số lô đất thổ cư ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) hồi cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 được rao bán với giá 25 triệu đồng/m2 thì nay còn gần 13 triệu đồng/m2.
TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, với những người có nhu cầu tìm mua BĐS thời điểm này cần nghiên cứu kỹ thị trường, quy hoạch khu vực mình định xuống tiền, tránh đổ xô vào những khu vực đã và đang tăng “nóng”. “Vì những nơi ấy giá đất đang ở “đỉnh sóng”, nếu không tìm hiểu kỹ, nhà đầu tư sẽ dễ sập bẫy và mắc cạn. Sóng giá nhà đất như hòn lửa truyền từ tay nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác”, ông Đính phân tích.
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản đang có sức hút ổn định, giá đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất nền cho đến các loại hình căn hộ cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng đều có những biến động mạnh. Trên thực tế, thời gian qua, khi cơn sốt đất diễn ra thì nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại dồn hết số vốn tích lũy để “ôm đất”. Thậm chí, có những nhà đầu tư đã đi vay ngân hàng để đầu tư với mục đích kiếm chút lợi nhuận thời điểm đất lên cơn sốt. Bộ Xây dựng cho biết, sau khi địa phương thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình trạng sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt.
Sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thống nhất việc định hướng quy hoạch, phát triển khu vực Nam Vân Phong (phường Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), thuộc Khu kinh tế Vân Phong với chức năng là đô thị công nghiệp, cảng biển, logistics; nhiều nhà đầu tư đã rậm rịch về khu vực này để khảo sát, tiến hành mua, bán đất và giá đất ở đây cũng bắt đầu có chiều hướng “tăng nóng”.
Sau thời gian trầm lắng do giãn cách xã hội, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền đã dần sôi động trở lại. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo sẽ khó xảy ra sốt đất trong thời gian tới bởi thị trường đã thận trọng hơn rất nhiều. Ghi nhận về tình hình giao dịch tại phân khúc đất nền sau giai đoạn giãn cách, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Việt Nam, cho biết TP.HCM, 5 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An) và xa hơn là các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận có khoảng 700 nền đất được đưa ra thị trường, với tỷ lệ tiêu thụ khoảng 55%. Trong khi tháng 10 chỉ có khoảng 650 nền và tiêu thụ chỉ hơn 1/3.
Cơn sốt đất ảo chưa từng có ở Bình Phước, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát gây hậu quả nặng nề ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam cùng mức đấu giá kỉ lục 2,4 tỉ đồng/m2 ở Thủ Thiêm là những sự kiện nổi bật trong năm 2021.
Đặc điểm của những cơn “sốt đất ảo” là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lường “cò đất” hùng hậu giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Cơn sốt đất cũng chỉ diễn ra một thời gian ngắn. Trong một năm mà thị trường bất động sản gần như “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch bệnh thì những thông tin về cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vào tháng cuối cùng của năm đã làm “nóng” cả thị trường.
Chiêu trò quen thuộc tạo sốt đất là giới đầu cơ tung tin đồn thổi, mua đi bán lại, gây nhiễu loạn thông tin, dụ người mua ôm hàng. Dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn nhưng giá đất ở nhiều tỉnh, thành vẫn tăng phi mã. Đáng nói là một loạt tỉnh, thành đã xảy ra tình trạng sốt đất, gây mất cân bằng thị trường.
Tổng Hợp