Trong khi vụ việc liên quan đến những vi phạm về hiến đất làm đường, tách thửa đất xảy ra tại Lâm Đồng còn chưa lắng xuống thì mới đây, hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đã bị xử lý kỷ luật vì tự ý đặt ra thủ tục hiến đất làm đường không đúng thẩm quyền. Các địa phương tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa…
Mới đây, UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cũng đã tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ.
Cũng theo UBND thị xã Điện Bàn, hiện nay tất cả các hồ sơ trên đang tạm dừng triển khai các bước tiếp theo đối với việc đầu tư hạ tầng giao thông cục bộ để tách thửa mở đường.
Việc tạm dừng này là do trong quá trình triển khai thực hiện, UBND thị xã Điện Bàn gặp phải vướng mắc liên quan đến thẩm quyền ban hành hướng dẫn trình tự, thủ tục tách thửa liên quan đến việc mở đường (đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ).
Ngày 5/12, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giao thông vận tải và các ngành chức năng liên quan nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về đầu tư, xây dựng, giao thông… để tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị của UBND thị xã Điện Bàn, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Trường hợp nội dung quy định của UBND tỉnh đã ban hành chưa phù hợp thì báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, sửa đổi để thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Tương tự, tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, dọc trục Bãi Dài, từ ngã tư Miễu đến đường tỉnh 446, khoảng 4 km có đến gần chục trường hợp. Đơn cử, khu đất được giới bất động sản gọi tên quen thuộc dự án 72 lô Tiến Xuân cũng đã hình thành 2 con đường thảm nhựa đường ngang, dọc đấu nối ra trục chính bãi dài.
Hiện nay, ngay khi TP Hà Nội đang tăng cường kiểm soát tách thửa, thì không ít thửa đất “núp bóng” dự án phân lô vẫn đang làm đường, tách thửa, chào bán rầm rộ. Đơn cử như 26 lô Yên Mỹ, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất; 60 Lô xã Kim Sơn, thị xã Sơn; 300 lô xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây…
Trong khi vụ việc liên quan đến những vi phạm về hiến đất làm đường, tách thửa đất xảy ra tại Lâm Đồng còn chưa lắng xuống thì mới đây, hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đã bị xử lý kỷ luật vì tự ý đặt ra thủ tục hiến đất làm đường không đúng thẩm quyền.
Theo đó, có 2.385 thửa đất liên quan đến 114 vị trí hiến đất làm đường, tách thửa đất cũng đã bị tạm ngừng biến động, chờ ý chỉ đạo giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền.
Trên thực tế, việc lợi dụng hiến đất làm đường, thực hiện phân lô bán nền sẽ không thể thực hiện được nếu Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ), Phòng Tài nguyên và Môi Trường và UBND TX.Bình Long không lờ đi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của TX.Bình Long đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt. Trên thực tế, nhiều trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất vốn không nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương mà còn hoàn toàn không nằm trong quy hoạch đất ở bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của TX.Bình Long nhưng vẫn được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa? Điều đó đã dẫn đến việc ra đời hàng loạt khu dân cư tự phát không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương này.
Được biết, trong quá trình hiến đất làm đường xin chuyển mục đích sử dụng đất phải tuần tự qua các bước khá chặt chẽ. Đầu tiên, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nộp hồ sơ xin hiến đất làm đường tại bộ phận một cửa của UBND TX.Bình Long. Bộ phận một cửa này sẽ tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai TX.Bình Long để thực hiện trích lục đo địa chính thửa đất để thể hiện vị trí, diện tích các tuyến đường hiến theo yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường TX.Bình Long để cơ quan này thẩm tra hồ sơ, trình UBND TX.Bình Long ban hành quyết định thu hồi và chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất giao thông đối với diện tích đất các tuyến đường người dân đề xuất hiến đất.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Công an nhân dân)