Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, muốn giao toàn bộ phần xăng dầu về Bộ Công Thương, hiện Bộ Tài chính đã có 2 văn bản xin ý kiến của các công ty đầu mối và ý kiến của Bộ Công Thương để có thể nâng chi phí định mức nữa hay không.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã làm rõ vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, lo lắng đó là tình hình cung ứng xăng dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ, hệ thống thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ ở TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là điều rất đáng tiếc và bất thường, bởi dù hoàn cảnh khó khăn giống nhau nhưng phần lớn các tỉnh, thành phố, nhất là phía Bắc và miền Trung không xảy ra hiện tượng như vậy.
Đặc biệt, tại thời điểm đầu tháng 10 cả nước còn tới 3.000.000 mét khối xăng dầu, kể cả dự trữ thương mại, sản xuất của các nhà máy trong nước và nhập khẩu trong kỳ của 34 doanh nghiệp đầu mối thì đủ nguồn cung cho đến gần hết tháng 11. Chưa kể các nhà máy sản xuất tiếp, các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp theo kế hoạch.
Ngoài nguyên nhân khách quan của thế giới là đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, giá dao động trong biên độ lớn, tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ thì nguyên nhân chủ quan trong nước theo chúng tôi đó là, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất khó tiếp cận với vốn và bảo lãnh tín dụng của ngân hàng, room đã hẹp, điều kiện vay thanh khoản lại khó khăn, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu hàng thay đổi liên tục, biên độ giá giao động lớn vì thế rủi ro rất cao cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, trong bối cảnh khan hàng, nhiều chi phí phát sinh, nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu nên doanh nghiệp càng làm càng lỗ và trong cơ chế thị trường thì không ai ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận quyết định được hành động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối đã không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ nên đã tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ ở khâu bán lẻ 1 số nơi.
Thứ ba, trong tháng 9 và đầu tháng 10, thiên tai, bão lũ xảy ra trên biển và nhiều vùng miền của cả nước cũng làm chậm các chuyến tàu chở xăng dầu về cung ứng cho các đơn vị bán lẻ. Mặt khác, cũng trong thời điểm này, các lực lượng chức năng cả trung ương và địa phương đã đấu tranh triệt phá thành công một số vụ buôn lậu, làm giả xăng dầu với số lượng lớn đến hàng chục ngàn mét khối nên ít nhiều cũng đã có ảnh hưởng tới phân phối, kinh doanh xăng dầu trên một số địa bàn
Thứ 4, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là nơi có rất nhiều thương nhân phân phối. Theo thống kê, có 146 trên 332 thương nhân phân phối của cả nước, chiếm 44 % nằm ở khu vực này.
Qua khảo sát của ngành, thấy rất nhiều thương nhân phân phối đã ký hợp đồng mua hàng của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng việc mua hàng thường xuyên thì lại không thực hiện.
“Sắp tới, chúng tôi đề nghị Chính phủ sửa nghị định có liên quan, giao toàn diện phần xăng dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả quyền định giá và chi phí định mức, để đảm bảo nguồn cung chủ động.
Đồng thời, tăng cường phối hợp chủ động trong nguồn cung và phối hợp đầu mối, phân phối bản lẻ, chủ động điều chỉnh chi phí định mức và giải quyết các vấn đề khó khăn, đảm bảo nguồn cung xăng dầu tốt nhất phục vụ sản xuất kinh doanh”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng cho biết, thời gian qua Bộ đã giảm thuế môi trường xuống 3.000 đồng/lít, tương ứng “mất” 28.000 tỷ đồng. Hai là, thuế nhập khẩu giảm từ 20% xuống 10%. Ba là, chi phí vận chuyển xăng dầu đã 2 lần điều chỉnh tăng vào 1/1/2022 và 7/10/2022 với xăng RON 92 tăng lần lượt 250 đồng/lít và 290 đồng/lít.
Như vậy, 1 lít xăng RON 92 chi phí vận chuyển và quản lý đã chiếm 1.960 đồng, tương ứng gần 2.000 đồng.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, muốn giao toàn bộ phần xăng dầu về Bộ Công Thương, hiện Bộ Tài chính đã có 2 văn bản xin ý kiến của các công ty đầu mối và ý kiến của Bộ Công Thương để có thể nâng chi phí định mức nữa hay không. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, hiện Bộ mới chỉ nhận được 6 văn bản của 6 doanh nhân đầu mối. Thậm chí, cũng chưa nhận được ý kiến của Bộ Công Thương.
Tổng Hợp