Đồng tiền lớn nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số đã mất 64% giá trị trong năm 2022. Bitcoin đã “loạng choạng” trong suốt năm 2022 liệu năm 2023 sẽ như thế nào?
Đồng Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD vào tháng 11/2021, khi thị trường tiền điện tử chạm mốc 3 nghìn tỷ USD, được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ từ các quốc gia trên thế giới khi cố gắng ngăn chặn thiệt hại kinh tế do chính sách phong tỏa ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Khi các nhà đầu tư rút tiền từ tiền điện tử, các dự án lớn gặp căng thẳng. Đồng tiền đầu tiên bị ảnh hưởng là terraUSD, được cho là một “stablecoin” và là “chị em” của luna. Các đồng tiền này đã giảm mạnh giá trị vào tháng 5, khi việc các nhà đầu tư trên toàn cầu mất khoảng 42 tỷ USD.
Sau đó, liên tiếp các sức ép đổ lên tiền điện tử: Công ty cho vay tiền điện tử của Mỹ, Celsius, đã đóng băng tài sản của khách hàng vào tháng 6 và để lộ khoản lỗ 1,2 tỷ USD khi tuyên bố phá sản. Quỹ phòng hộ tiền điện tử có trụ sở tại Singapore, Three Arrows Capital cũng bị phá sản trong cùng tháng.
Bitcoin và các mã thông báo khác đã giảm giá mạnh, mất hơn một nửa chỉ sau 49 ngày kể từ cuối tháng 5/2022. Vào một ngày duy nhất của tháng 6, bitcoin đã giảm hơn 15%, ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020 khi sự hỗn loạn bởi dịch COVID-19 làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động.
Nhưng cú sốc tiền điện tử lớn nhất khi đó vẫn chưa đến.
Vào tháng 11, sàn giao dịch lớn FTX đột ngột phá sản. Bitcoin đã giảm một 1/4 giá trị trong vòng chưa đầy 4 ngày khi Bankman-Fried tranh giành quỹ để bảo lãnh cho sàn giao dịch của mình.
Vào những ngày cuối cùng của năm 2022, đồng Bitcoin dao động trong khoảng 16.000 USD. Nhìn chung, năm 2022 có thể coi là một năm thảm họa đối với tiền điện tử. Nhà kinh tế học Noelle Acheson đã nói: “năm mà bong bóng do đòn bẩy tài chính thổi phồng bị vỡ tung, bộc lộ những điểm yếu về cơ cấu của một ngành đã phát triển quá lớn, quá nhanh”.
Đồng tiền lớn nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số đã mất 64% giá trị trong năm 2022, với giá trị vốn hóa giảm 1,4 nghìn tỷ USD, chịu sức ép mạnh mẽ bởi lãi suất tăng trên toàn cầu, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro giảm sút và sự sụp đổ của một số công ty trong đó có FTX của Sam Bankman-Fried.
Theo dữ liệu từ nhà quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các quỹ tiền điện tử đã nhận được dòng vốn ròng chảy vào là 498 triệu USD vào năm 2022, so với 9,1 tỷ USD của năm 2021, phản ánh việc các hệ thống tài chính chính thống xa lánh thị trường này.
James Malcolm, người phụ trách bộ phận chiến lược ngoại hối của UBS, cho biết trong nửa đầu năm nay, ông đã dành 70% thời gian của mình để nói chuyện với khách hàng về tiền điện tử. Ngược lại, trong 10 ngày ở Bắc Mỹ vào tháng 11/2022, từ Montreal đến Miami, “Tôi đã dành không tới 2% thời gian để thảo luận về tiền điện tử”.
Vào thời điểm đó, thị trường tiền điện tử cũng chạm mốc 3.000 tỷ USD giá trị. Theo Reuters, sự tăng trưởng mạnh mẽ này được hỗ trợ bởi nhiều biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ từ các quốc gia trên thế giới khi cố gắng ngăn chặn thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, khi xã hội mở cửa trở lại, lạm phát gia tăng đã buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt lãi suất. Điều đó khiến các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các loại tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử.
Bitcoin từng được kỳ vọng là một kho lưu trữ giá trị trong thời kỳ lạm phát bởi nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó đã hoàn toàn thất bại. Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã giảm 30% giá trị chỉ trong tháng 1/2022, vượt xa mức giá 8% của thị trường chứng khoán Mỹ.
“Năm 2022 là một môi trường hoàn toàn mới đối với các loại tài sản kỹ thuật số. Chúng chưa bao giờ đối mặt với tình trạng suy thoái hay tỷ giá tăng cao”, Katie Talati, giám đốc nghiên cứu tại Arca, cho biết.
Khi nhà đầu tư liên tục rút tiền khỏi thị trường, các dự án lớn gặp khủng hoảng nghiêm trọng về khả năng thanh khoản. Nạn nhân đầu tiên là terraUSD – một đồng stablecoin thuật toán, được liên kết chặt chẽ với LUNA.
Sự sụp đổ này đã thổi bay 42 tỷ USD của các nhà đầu tư. Chưa dừng lại ở đó, nó đã gây ra hiệu ứng dây chuyền mạnh mẽ, khiến hàng loạt ông lớn khác như Celsius và Three Arrows Capital rơi vào tình cảnh phá sản.
Mọi chuyện tồi tệ vẫn chưa kết thúc khi đến tháng 11, sàn giao dịch FTX cũng đột ngột tuyên bố phá sản. Giá Bitcoin sau đó cũng giảm tới 25% giá trị chỉ trong chưa đầy 4 ngày. Hàng loạt đồng tiền điện tử khác cũng liên tục lao dốc. Trang Reuters nhận định 2022 là một năm thảm họa đối với ngành công nghiệp tiền điện tử.
Tổng Hợp
(Nhịp Sống Thị Trường, Dân Trí)