Bình Chánh phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, tập trung phần lớn trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Thời gian qua, thị trường bất động sản ở TP. HCM đã có nhiều đợt dậy sóng với các thông tin Bình Chánh lên quận, rồi Bình Chánh tiến thẳng lên thành phố.
Theo UBND huyện Bình Chánh, tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn quá nóng là một trong các nguyên nhân dẫn đến công trình sai phép, không phép. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng thời gian trước đây còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng tồn tại nhiều năm, khó xử lý ngay..
Mới đây, thị trường bất động sản lại nhộn nhịp với thông tin Tập đoàn FLC sẽ đầu tư một dự án khu đô thị nghỉ dưỡng tại huyện Bình Chánh, có quy mô lên đến 1.154ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng. Dù đây mới chỉ là ý tưởng của tập đoàn FLC, chưa phải là một dự án cụ thể. UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch – đầu tư, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và huyện Bình Chánh khảo sát cùng nhà đầu tư để thực hiện các bước đầu tư theo quy trình. Việc thực hiện dự án này còn cả lộ trình dài hơi.
Tuy nhiên, thị trường nhà đất nơi đây thường xuyên là điểm nóng với các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện từ người dân. Chiều 1/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM giám sát tại UBND huyện Bình Chánh về việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ 1/7/2016 đến 1/7/2021. Theo đại diện Thanh tra TP. HCM, đơn vị nhận được rất nhiều đơn thư từ người dân từ huyện Bình Chánh gửi lên. Chỉ tính riêng năm 2021, Thanh tra thành phố đã nhận được 29 đơn khiếu nại, 23 đơn tố cáo, 15 đơn phản ánh, kiến nghị.
Theo Chánh Thanh tra huyện Bình Chánh, thời gian qua huyện phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, tập trung phần lớn trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xây dựng, việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức.
Theo đại diện UBND huyện Bình Chánh, trên địa bàn huyện có 323 dự án chậm triển khai, trong đó 115 dự án bồi thường. Dự án ít nhất ảnh hưởng tới trên 10 hộ, nhiều nhất ảnh hưởng hơn 1.100 hộ, từ đó phát sinh nhiều đơn thư. Trong 5 năm huyện nhận được hơn 9.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, tính trung bình là gần 1.900 đơn/năm. Đây là con số lớn, trong khi Ban tiếp công dân có 3 nhân sự, Thanh tra huyện chỉ có 10 nhân sự.
Giai đoạn 2016-2021, huyện Bình Chánh đã tiếp 14.228 lượt công dân liên quan đến khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng; hành vi của cán bộ, công chức trong khi thực thi công vụ, nhiệm vụ.
Cụ thể, lãnh đạo Tập đoàn FLC – trong đó có Chủ tịch Trịnh Văn Quyết, đề xuất đầu tư Khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP. HCM, với quy mô 1.154 ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng. Khu vực nghiên cứu dự án ở phía Tây của TP. HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 15km, là ngã ba cửa ngõ thành phố đi toàn bộ các tỉnh miền Tây và cũng là vị trí thuận lợi để xây dựng một khu đô thị phức hợp mang tính điểm nhấn cho Bình Chánh nói riêng và TP. HCM nói chung.
Dự án bao gồm 5 phân khu: khu đô thị sinh thái, khu đô thị sáng tạo & khoa học kỹ thuật, khu đô thị nghỉ dưỡng & vui chơi giải trí, khu đô thị dịch vụ, tái định cư và nhà ở xã hội, khu dân cư hiện hữu và tái định cư. Theo chia sẻ từ phía FLC, mục tiêu của dự án là xây dựng một khu phức hợp xanh trong lòng thành phố, một đô thị hiện đại được phát triển theo tiêu chí xanh và bền vững, ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lí, điều hành và tiết kiệm năng lượng. Theo đề xuất của tập đoàn này, tỷ lệ xanh của toàn dự án sẽ chiếm đến trên 75%, chỉ 25% còn lại là dành cho xây dựng. Đặc biệt, một toà tháp Landmark 99 tầng sẽ là điểm nhấn nổi bật của toàn dự án, được FLC kỳ vọng sẽ trở thành một công trình biểu tượng mới tại phía Tây TP.HCM.
Tổng Hợp