Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế ổn định, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và nới lỏng quy định cho người nước ngoài mua nhà đang là những lợi thế của thị trường địa ốc Việt Nam.
Báo cáo gần đây của The Economist cho biết, giá bất động sản toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, bất chấp đại dịch. Ba yếu tố chính giúp giá nhà không chỉ đứng vững mà còn tăng đó là “chính sách tiền tệ”, “các biện pháp tài khóa” và “mong muốn có một nơi ở tốt hơn”.
Nhìn nhận về diễn biến giá nhà, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này. Với phân khúc nhà ở bình dân, đại diện từ JLL nhận xét, không phải tự nhiên các nhà đầu tư dồn sự quan tâm đến phân khúc này, điều đó xuất phát từ nhu cầu lớn từ phía người tiêu dùng và đa số dự án nằm ở phân khúc này đều có tỷ lệ bán thành công cao, ổn định.
Trong một khảo sát khác về thị trường Hà Nội, Savills Việt Nam cho biết, từ 2016 đến nay, giá trên thị trường sơ cấp đã tăng 5%/năm với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung đang dần chuyển dịch tới các khu đô thị mới xa hơn. Triển vọng quý IV/2020 cho thấy, dẫn đầu nguồn cung tương lai là huyện Gia Lâm với 38% thị phần, Nam – Bắc Từ Liêm với 37% thị phần.
Trước thực tế các khu vực ngoài trung tâm của Hà Nội ghi nhận hiện tượng một số dự án chào bán ở mức khoảng 50-60 triệu đồng/m2 cho chung cư và 200-300 triệu đồng/m2 cho shophouse, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội nhận định rằng, nếu các chủ đầu tư quyết định bán với các mức giá này thì đây là lần đầu tiên bất động sản vùng ven Hà Nội có mức giá cao so với các dự án nằm trong khu vực giữa Vành đai 2 và Vành đai 3.
Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng đất nền hiện nay vẫn tiếp tục khan hiếm và do không có nhiều dự án mới mở bán, đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu dù thị trường gần đây có xu hướng giảm nhiệt.
Kết quả khảo sát củaVietnam Report cho thấy, đất nền được nhiều người lựa chọn nhất với 62,77%; tiếp đến là căn hộ cho thuê (34,89%), chung cư (28,09%), bán lẻ: Shophouse, trung tâm thương mại… (10%), bất động sản khu công nghiệp (12,13%).
Bà Phạm Kim Xuân, Giám đốc Marketing JLL Việt Nam nhận định rằng, tại TP.HCM, cả trong giai đoạn vừa qua và sắp tới, phân khúc căn hộ cao cấp vẫn chi phối, trong khi nguồn cung căn hộ bình dân vẫn tương đối thấp khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả khi tính luôn số căn hộ tương lai đang được chào bán.
JLL đưa ra ước tính, mật độ căn hộ cao cấp tính trên đầu người tại TP.HCM tương đương mức ở Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Manila (Philippines) và cao hơn Jakarta (Indonesia).
Nghiên cứu của JLL cho thấy, tổng nguồn cung căn hộ ở tất cả các phân khúc đã hoàn thành tại TP.HCM và Hà Nội tính đến quý III/2020 đạt lần lượt 219.500 căn và 232.307 căn với giá bán sơ cấp trung bình là 2.423 USD/m2 và 1.502 USD/m2 (thông thủy).
Với nhóm hàng tồn kho, chủ đầu tư sẽ cần đưa ra những chính sách bán hàng với ưu đãi hấp dẫn để thanh lý nhóm hàng đó. Những dự án mới sẽ khó có chính sách bán hàng giá sốc hoặc hoạt động cắt lỗ.
Với thị trường nhà ở, ghi nhận từ các hội thảo quốc tế cho thấy, các nước trong khu vực có sự phát triển mạnh ở phân khúc này, nhưng tại một số thị trường xuất hiện tình trạng dư cung và các chủ đầu tư đã phải tìm kiếm đầu ra ở các thị trường nước ngoài, chẳng hạn Úc, Singapore đã chào bán sản phẩm tại Việt Nam, hay Malaysia, Singapore chào bán sản phẩm tại Trung Quốc…
Khi làm việc với các nhà phát triển bất động sản ở Singapore, Malaysia, tôi được biết có những đơn vị phát triển dự án với khoảng 500 căn hộ, nhưng phải mất hàng năm trời để bán được khoảng 20-30% cho thấy sức hấp thụ của thị trường không cao.
Còn ở Việt Nam mức độ hấp thụ cao hơn, phản ánh sức hấp dẫn của thị trường căn hộ và đây cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư ngoại liên tục rót vốn vào.
Theo Ngân hàng Thế giới, các hộ dân thành thị tại Việt Nam có thu nhập trung bình khoảng 460 USD/tháng trong khi top 20% hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở vào khoảng 1.340 USD/tháng, mức thu nhập cũng được ghi nhận đã tăng 10% mỗi năm trong vài năm qua.
Giống như các quốc gia đang phát triển khác, các đô thị tại Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giữa nguồn cung nhà ở sẵn có với việc đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây là điểm thay đổi rõ rệt so với mười năm trước, khi quy mô trung bình của một hộ gia đình tại đô thị Việt Nam từ 2 – 3 thế hệ ngày càng chia nhỏ hơn. Để phục vụ nhu cầu của người dân, một thành phố đang phát triển được kỳ vọng sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản, bắt đầu từ nhà ở giá rẻ.
Trên thực tế, tỷ lệ nguồn cung tại phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng hiện đang khá cao, đặc biệt là sau khi các dự án đang xây dựng được hoàn thành. Nguồn cung căn hộ bình dân hiện tại so với mật độ dân số tại TP.HCM vẫn còn khá thấp khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả khi tính luôn số căn hộ tương lai đang được chào bán.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khuyến khích các chủ đầu tư thực hiện những dự án nhà ở bình dân để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu nhà ở trong thành phố.
Khi quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục chuyển dịch sang các tỉnh thành khác có lợi thế phát triển kinh tế khoáng sản, công nghiệp, đặc biệt là phát triển du lịch.