Thị trường bất động sản đã rơi vào trầm lắng từ giữa năm 2022 và duy trì lớn nay. Sang đầu năm 2023, tình trạng giảm giá, bán cắt lỗ vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Trong báo cáo về thị trường bất động sản TP HCM và vùng phụ cận, DKRA Group cho biết, sức cầu chung của thị trường giảm mạnh, lượng giao dịch phát sinh đặc biệt khiêm tốn. Cùng đó, xu hướng giảm này kéo dài từ thời điểm giữa năm ngoái và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.
Đơn vị này cho biết, trên thị trường thứ cấp mặt bằng giá trong 2 tháng đầu năm giảm từ 10 – 23% so với thời điểm cuối năm 2022. Mức giảm giá phổ biến từ 100 – 690 triệu đồng/nền, thậm chí lên tới 1 tỷ đồng/nền. Tỷ lệ giảm giá tập trung ở nhóm các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, đặc biệt có sử dụng chương trình ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc giai đoạn 2018 – 2022 của các chủ đầu tư.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thời điểm trước Tết Nguyên đán giao dịch trên thị trường gần như “đứng im”. Từ giữa tháng 2 tới nay ghi nhận của VARS cho thấy thị trường đã rục rịch giao dịch trở lại. “Số lượng giao dịch trên thị trường có tăng nhưng tình trạng khó thanh khoản vẫn đang diễn ra”, vị này cho biết.
Từ cuối năm ngoái đến nay, tình cảnh chung của các doanh nghiệp bất động sản là chịu đựng sức ép từ trái chủ các khoản trái phiếu đến hạn. Đây là hệ quả mà họ gặp phải sau một giai đoạn đầu tư dàn trải với đòn bẩy tài chính rất lớn trước đây. Rất khó để doanh nghiệp chủ động xử lý rắc rối của mình khi nhìn về ngân hàng thì các các cánh cửa tín dụng khép lại, nhìn về thị trường thì không có sự phản hồi bởi thanh khoản đóng băng…
Hầu hết doanh nghiệp ở trong trạng thái “căng cứng tâm lý” khi khối tài sản khổng lồ mắc kẹt giữa các khoản nợ và thủ tục pháp lý. Không còn nhiều cách xoay sở họ buộc phải chờ đợi những thông tin tháo gỡ khó khăn từ cơ quan điều hành. Và mới đây các nghị quyết mới được Chính phủ ban hành phần nào giải tỏa được áp lực từ trái phiếu đến hạn, nợ vay và lãi suất cao.
Các bất động sản đã có sổ đỏ thì đã được hỗ trợ giải ngân nhưng lãi suất cao như hiện tại là một cản trở, còn các bất động sản hình thành trong tương lai gần như chưa tiếp cận được dòng vốn.
Hiện doanh nghiệp vẫn rất khó khăn do không có thanh khoản, không bán được hàng tồn kho, dẫn đến không có dòng tiền để duy trì hoạt động doanh nghiệp, không tiếp tục triển khai được dự án đang xây dựng. Vì vậy doanh nghiệp có nguy cơ chết trên đống tài sản.
“Một dự án có pháp lý chuẩn chỉnh càng hiếm có trên thị trường. Về pháp lý, chúng ta đã nói nhiều, các cơ quan chức năng cũng đã lắng nghe, nhưng theo tôi, cần có thời gian để điều chỉnh, không thể trong ngắn hạn giải quyết được.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ban ngành có liên quan khơi thông dòng vốn; lập Tổ công tác về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm chi phí, thủ tục hành chính để cung ứng vốn.
Do đó, cần phải đánh giá lại các doanh nghiệp, ai tạo ra những sản phẩm phù hợp, cần cho thị trường thì phải ưu tiên về tín dụng để tạo nguồn cung cho thị trường, tạo ra dòng tiền và kéo theo sự phát triển của hàng chục ngành nghề khác. Nếu “bóp nghẹt” một cách đại trà tất cả các doanh nghiệp thì không nên bởi vẫn có những doanh nghiệp hướng đến nhu cầu ở thực cho những người có thu nhập trung bình”, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho hay.
Chủ đầu tư vừa đáp ứng bất động sản có sổ đỏ và quy định rất khắt khe của ngân hàng, lãi suất cao. Các khoản nợ đến hạn phải trả từ ngân hàng đến trái phiếu đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp, gần như nguy cơ mất khả năng chi trả.
Tổng Hợp
(Lao Động, Nhà Đầu Tư)