Thị trường bất động sản đang có bong bóng nhưng không phải toàn thị trường mà tập trung cục bộ ở một số khu vực. Mức độ nguy hiểm chưa lớn lắm nhưng có thể thấy, giá bất động sản tăng mạnh không đúng với giá trị thực, sức mua thấp, thậm chí không mua.
Theo Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, thị trường BĐS đã xuất hiện bong bóng. Tuy nhiên, bong bóng này sẽ không vỡ. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ sẽ không tham gia sâu vào những nơi có giá BĐS tăng bất thường. Hệ luỵ của điều này chỉ đến với các đầu nậu, những nhà đầu tư tay ngang.
“Những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ hạn chế tham gia đầu tư ở các vùng quá nóng. Bởi họ biết, giá đang ảo, bỏ tiền vào là không thật, có thể lỗ ngay thời điểm mua. Vì thế, những khu vực giá BĐS nóng bất thường, những NĐT chuyên nghiệp sẽ rút nhanh, chỉ còn lại cò mồi, đầu nậu lôi kéo những NĐT không chuyên. Điều đáng nói, tỉ lệ hấp thụ ở các khu vực nóng giá thực tế rất thấp”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Theo rà soát của Bộ Xây dựng, sự phát triển của thị trường BĐS hiện nay chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn rủi ro; các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp BĐS vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại nhiều địa phương; cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường thiếu minh bạch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định…
Bên cạnh đó, tại một số địa phương đã và đang xảy ra tình trạng: Doanh nghiệp triển khai kinh doanh BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý; chuyển nhượng đất đai trái quy định; phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý, gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường. Mặt khác, một số địa phương xảy ra trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường có thể tạo tác động tiêu cực đối với thị trường nhà ở, BĐS).
Những nhà đầu tư tay ngang ngoài ngành BĐS, có thể đến từ các ngành kinh tế khác, họ bị khủng hoảng Covid-19 nên lợi nhuận sụt giảm nên bỏ tiền vào BĐS. Hay, đó là những NĐT chứng khoán đem lời chốt vào BĐS. Đa số họ là những NĐT tài chính là chính, mang tiền bỏ vào BĐS trong ngắn hạn. Như vậy, cầu ảo, giá ảo, tạo ra một thị trường ảo, nguy cơ bong bóng. “Nếu cứ vậy, các hoạt động giao dịch BĐS sẽ kém, đi, buộc phải điều tiết lại giá cả bằng nhiều giải pháp. Dòng tiền chỉ bền vững khi đầu tư hạ tầng, dịch vụ, phục vụ việc phát triển kinh tế. Còn sinh lời thông qua các hoạt động tài chính ngắn hạn không phải là bản chất của thị trường BĐS, không bền vững”, ông Đính nhấn mạnh.
Năm 2021, giá đất đã tăng cao ở nhiều khu vực khắp cả nước. Tuy nhiên, tình trạng sốt nóng chỉ xảy ra cục bộ, theo các chuyên gia, chưa xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản (BĐS) nhưng cần thêm nhiều biện pháp để kiểm soát tốt tình hình.
Các nhà đầu tư, nhà môi giới sau thời gian dịch bệnh kéo dài, với tâm lý trở lại “phục thù” thị trường, họ đã tạo ra những đợt “sóng” để đẩy giá đất lên cao. Các chủ đầu tư thì tung tin đã bán hết các khu dự án, các nhà môi giới thì tung tin dự án bán rất chạy… nhưng đây không phải là “sốt” thật. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh nếu để tình trạng sốt ảo giá đất cục bộ như vừa qua xảy ra cũng sẽ làm méo mó thị trường và tiềm ẩn nguy cơ.
Đối với các nhà đầu tư, trong bối cảnh liên tục diễn ra các đợt sốt “ảo” như hiện nay, những nhà đầu tư mới tham gia thị trường và người dân nên chỉ nên mua các sản phẩm đã hoàn chỉnh pháp lý, đặc biệt cần lưu ý là không nên mua giấy cọc sang tay, không mua tài sản không chính chủ hoặc không được ủy quyền.
Mặc dù có những dự báo lạm phát sẽ dịu vào năm 2023, tuy vậy không thể phủ nhận năm 2022, kinh tế Việt Nam đứng trước rủi ro lạm phát. Trong khi, hiện tượng vốn chảy mạnh vào bất động sản, chứng khoán… tạo nguy cơ bong bóng tài sản rình rập.
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước lớn,… là những yếu tố đang tạo ra áp lực rất lớn cho lạm phát trong năm tới. Trong vòng 12 tháng qua, giá dầu đã tăng gấp đôi. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Nhiều chuyên gia dự báo đà tăng của giá năng lượng sẽ kéo dài đến hết năm nay bởi nguồn cung vẫn chưa thể theo kịp nhu cầu.
Chỉ số lạm phát đang được dự báo có thể tăng cao trước những biến động của nền kinh tế như các gói kích cầu được tung ra, hoạt động đầu tư công đẩy mạnh, giá nguyên vật liệu và xăng dầu tăng… Theo chuyên gia trong ngành, việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 sẽ chịu áp lực rất lớn, do nhiều mặt hàng trong nước như giá điện, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế sẽ được điều chỉnh tăng, do đã giảm hoặc không tăng trong năm nay, đồng thời giá nguyên liệu, xăng dầu thế giới tiếp tục tăng.
Tổng Hợp