Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong năm 2022, cả nước có 143.198 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, một số ngành có số lượng doanh nghiệp rút lui tăng cao như kinh doanh bất động sản (tăng 42,4%); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 35,4%).
Trong 5 tháng đầu năm 2023, theo bộ trưởng có 88.040 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (tăng 47,1%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 42%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 32,8%), xây dựng (tăng 25,5%)…
“Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút khỏi thị trường có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022 (tăng 42,4% so với năm 2021) và trong 5 tháng đầu năm 2023 (tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2022)”, cho thấy tình hình kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất” , Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ngoài bất động sản, một số ngành có số lượng doanh nghiệp rút lui trong năm 2022 tăng cao như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 35,4%), giáo dục và đào tạo (tăng 31,2%); thông tin và truyền thông (tăng 28,5%); công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 23,8%); y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 19,9%); xây dựng (tăng 18,8%)…
Báo cáo của bộ trưởng cũng nêu rõ, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng) chủ yếu thuộc nhóm ngành dịch vụ với 101.732 doanh nghiệp, chiếm 71% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 19,6% so với năm 2021. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 38.924 doanh nghiệp, chiếm 27,2% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 20,1% so với năm 2021.
Báo cáo cũng nêu rõ doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng tăng nhanh hơn so với số doanh nghiệp gia nhập, tái gia nhập thị trường, ông Dũng cho biết hiện Chính phủ, các bộ, ngành đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ.
Mới đây, một nhà đầu tư H sở hữu nền đất hơn 50m2 tại P.Long Trường, Q.9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) đau đầu khi chia sẻ về câu chuyện bán lỗ của mình. Dù đã cắt lỗ 200 triệu đồng so với giá mua vào đầu năm 2022, nhưng hiện anh khổ sở vì bán mãi không được vì bị cạnh tranh với nguồn hàng bán lỗ sâu hơn.
Rao bán nền đất giá 2.6 tỉ đồng tại Q.9 hơn 2 tháng không có người hỏi mua, dù anh H đang khá bí dòng tiền. Đây là mức giá đã giảm 200 triệu đồng, chưa tính mức lỗ lãi ngân hàng và phí môi giới. Anh H cho biết, hiện cùng khu vực có một số nền đất đang giảm giá sâu hơn, còn khoảng 2.3-2.4 tỉ đồng/nền. Đây là lý do, nền đất của anh không ai hỏi.
“Tôi phải chờ cho người ta bán hết hàng rẻ đã, may ra mới bán được của mình. Còn nếu phải giảm tiếp để ra hàng thì tôi đành chọn cách chờ thị trường vậy, xoay sở khoản tiền chỗ khác”, anh H buồn rầu cho biết.
Như vậy, trường hợp như anh H không phải là nhà đầu tư chấp nhận bán bằng mọi giá, dù khó khăn tài chính. Tuy nhiên, anh lại gặp cản trở bởi những nguồn hàng giảm giá sâu. Vì thế, để ra hàng thu lại được dòng tiền lúc này không dễ dàng.
Nhà đầu tư này thực tế rất trông ngóng bán ra được. Lâu lâu anh gọi điện hỏi môi giới xem nền đất của mình là có ai hỏi mua hay chưa. Hoặc chỉ cần môi giới hỏi thông tin mảnh đất là anh đã mừng khấp khởi. Dù rất muốn bán ra nhưng anh H không giảm giá thêm mà chờ đợi.
Theo các môi giới đất nền, những nền đất hiện bán ra ngang giá hoặc giảm nhẹ từ 100-300 triệu đồng/nền không dễ ra hàng. Mức giảm này có thể chốt được vào thời điểm cuối năm 2022. Hiện rất nhiều nguồn hàng ngộp ra thị trường, vì thế, giá chỉ giảm sâu nhà đầu tư sẵn tiền mới mua.
Một môi giới đất nền tự do cho hay, có một số nền đất khách đầu tư ưng ý nhưng khi môi giới gọi điện cho chủ đất để thương lượng giảm thêm thì chủ đất không đồng ý, do đó, giao dịch không diễn ra.
Tổng Hợp
(VTC)