Nếu xét theo mức độ tăng của Giá trị tăng thêm (VA) tương ứng với việc thu hút thêm được 1 lao động, thì đứng thứ nhất là ngành bất động sản xây nhà để bán, thứ hai là bất động sản công nghiệp, thứ ba là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và thứ tư là bất động sản theo ISIC.
Trước đây, chúng ta nói nhiều về vai trò của bất động sản, nhưng để lượng hóa được cụ thể bao nhiêu và như thế nào thì chưa có kết luận, các chỉ số rất rời rạc. Những nghiên cứu sau này đã làm rất tốt việc thu thập, tổng kết, kết nối các yếu tố và đưa ra góc nhìn toàn diện trên nhiều lĩnh vực”, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân nhìn nhận.
Nhiều chuyên gia chia sẻ tại buổi công bố Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – vai trò và khuyến nghị chính sách” do Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức chiều ngày 5/1.
Chia sẻ tại buổi công bố, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký VNREA cho biết, với vai trò là “chim báo bão”, khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; Nhóm giải pháp về quản lý và quy hoạch; Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về tài chính; Nhóm giải pháp về chính sách tài chính (thuế, phí) bất động sản; Nhóm giải pháp thông tin dữ liệu, công nghệ số; Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng gắn với việc khai thác thông tin, kết quả từ việc thống kê và nghiên cứu, phân tích thông tin về thị trường bất động sản; Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực các thành phần tham gia thị trường; Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi trong kinh doanh bất động sản; Nhóm giải pháp nhằm ổn định thị trường bất động sản và giảm thiểu chi phí nhà ở trung và dài hạn.
Đóng góp cho nền kinh tế
Đóng góp của thị trường bất động sản (nhóm nghiên cứu tính toán theo nghĩa mở rộng và ISIC) trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%. Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019).
Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP. Có thể ước tính tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 14,88%. Qua đó có thể thấy có 2 vấn đề, một là định giá bất động sản và hai là luồng tiền giữa ngân hàng và bất động sản chính là huyết mạch của nền kinh tế.
“Tôi cho rằng kết quả nghiên cứu lần này có nhiều giá trị, đẩy nghiên cứu về bất động sản lên một bước cao hơn, nếu tiếp nhận các kiến nghị này các cơ quan quản lý và nhà đầu tư sẽ đi được những bước khá trong việc quản lý, phát triển thị trường bất động sản Việt Nam”, GS.TSKH Đặng Hùng Võ đánh giá.
Còn PGS. TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viên kinh tế, chính trị thế giới, phản biện độc lập đề tài nhận định: “Đây là một bản báo cáo về bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam có chất lượng rất cao, với nhiều số liệu minh hoạ cụ thể, có những đánh gia phân tích sắc sảo, những giải pháp đề xuất có tính mới mẻ và khả thi”.
TS. Võ Trí Thành nhìn nhận, những khuyến nghị chính sách, cả trước mắt và lâu dài, để phát triền thị trường bất động sản bền vững được phân tích và chỉ ra rất sâu sát trong công trình khoa học cũng chứa đựng không ít gợi ý có ý nghĩa và rất đáng suy ngẫm.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với những thông tin chuyên sâu, cụ thể được tìm tòi và nghiên cứu công phu, công trình khoa học “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vai trò và khuyến nghị chính sách” sẽ là kênh tham khảo hữu hiệu cho công tác hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển lành mạnh thị trường bất động sản cũng như kênh tham khảo cho các doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam.