Nhìn chung thì xu hướng của thị trường năm 2020 giảm tốc so với năm 2019 do “ngấm đòn” của dịch Covid-19.
Các chuyên gia BĐS cho rằng, thời điểm này những sản phẩm đầu tư dài hạn và chất lượng vẫn sẽ hút nhà đầu tư, bởi những sản phẩm này ít chịu ảnh hưởng của thị trường và đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là những sản phẩm tại khu đô thị xanh đầy đủ tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu an cư, sức khỏe cũng như đầu tư.
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhu cầu mua BĐS để ở và đầu tư vẫn còn rất lớn trên thị trường. Có chăng, ở giai đoạn này, tâm lý thận trọng của người mua tăng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhìn chung giao dịch chững lại, giảm sút.
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM có hơn 8,9 triệu người, nhưng dân số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư tạm trú ngắn hạn và khách vãng lai. Tốc độ tăng dân số rất cao, tỷ lệ tăng bình quân 2,28%/năm trong 10 năm qua. Bình quân cứ mỗi 5 năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Hiện nay, Tp.HCM có hơn 2,5 triệu hộ gia đình, tăng 1,4 lần so với năm 2009. Hàng năm thành phố có khoảng 50.000 cặp kết hôn có nhu cầu tạo lập nhà ở riêng. Nhu cầu về chốn an cư còn rất lớn.
Thêm vào đó, hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm, theo các chuyên gia đây được xem là động lực lớn cho thị trường BĐS đón đầu sức mua. Tuy mức độ tác động của thông tin này đến BĐS chưa rõ nét nhưng rõ ràng cơ hội về nhà ở của người dân luôn hiện hữu là điều không thể phủ nhận.
Kể từ năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, không khó để nhận ra một thực tế là thị trường bất động nhà ở tại các đô thị xuất hiện tình trạng lệch pha cung – cầu.
Trong khi nhu cầu nhà ở cho người dân và đầu tư kinh doanh bất động sản tại các đô thị lớn trên cả nước vẫn ngày một tăng cao thì số lượng dự án mới được phê duyệt đầu tư rất hạn chế. Chỉ các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường. Cơ cấu nguồn cung phân khúc nhà ở cũng có sự thay đổi, không tương thích với nhu cầu.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phân khúc nhà ở giá rẻ (dưới 25tr/m2) đã biến mất, còn tại Hà Nội tỷ trọng của phân khúc này cũng không đáng kể. Vì vậy, những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà.
Mặt khác, nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh lực cầu tăng cao khiến giá căn hộ có nhiều biến động. Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua giá nhà ở tăng cao bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Điều này là bất thường, tạo nên cơn sốt cho thị trường khu vực và nguy cơ cao xảy ra bong bóng bất động sản. Rõ ràng, một thị trường như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững, gây nên những bất ổn về kinh tế, tài chính.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù trải qua làn sóng Covid-19 lần 2 nhưng trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chủ số cụ thể của thị trường cho thấy, thị trường BĐS đang dần phục hồi và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn. Nhu cầu về nhà ở, trong đó có nhà giá rẻ vẫn còn rất lớn.
Lãnh đạo TP HCM đã “chốt” tiêu chí để thu tiền sử dụng đất các trường hợp, căn cứ quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng cho người dân. Quá trình thẩm định giá đất nhằm xác định số tiền sử dụng đất để các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính là một trong những trở ngại khiến hàng chục nghìn hộ dân tại TP HCM bị treo sổ hồng thời gian qua.
Thông báo mới đây từ Văn phòng UBND TP HCM sau cuộc họp của lãnh đạo thành phố với các bên liên quan, đã nêu kết luận của Phó chủ tịch UBND Võ Văn Hoan về phương hướng giải quyết điểm nghẽn này.
Nhu cầu mới về nhà ở sẽ tiếp tục tập trung ở một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp, phía Nam là Tp.HCM và khu vực Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu; phía Bắc chủ yếu tập trung ở khu vực Hà Nội và một số thành phố vệ tinh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
Hai thành phố có sức hút dân số cao, đòi hỏi gia tăng nhanh diện tích nhà ở đô thị là Tp.HCM và Hà Nội sẽ chiếm trên 50% diện tích đất đô thị của cả nước và 75% tăng trưởng không gian đô thị với khoảng 2/3 lượng nhu cầu nhà ở hàng năm.
Phát triển kinh tế sẽ đưa thu nhập bình quân dân số thành thị tăng nhanh hơn, đồng thời nhu cầu về chất lượng nhà ở tại các thành phố tăng lên, tuy nhiên theo Bộ xây dựng tốc độ gia tăng ngân sách chỉ tiêu dành cho nhà ở không thay đổi nhiều.
Nhìn lại thị trường TP.HCM, có thể thấy, biến động giá diễn ra mạnh nhất không thuộc về các quận trung tâm, mà ở các quận, huyện vùng ven, đặc biệt là những nơi có kết nối hạ tầng giao thông tốt.