Thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn đã dần qua, nhưng cổ đông lớn đang có những động thái ào ạc tháo chạy có thể đây là một bài toán tài chính hay là động thái rút khỏi thị trường đầy màu mở một thời này.
Dragon Capital cũng thông báo đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu DXG của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh vào ngày 9/3. Sau giao dịch, nhóm quỹ ngoại đã giảm sở hữu tại Đất Xanh xuống còn 66,2 triệu đơn vị, tương ứng 10,85% vốn điều lệ.
Hồi cuối tháng 1/2023, Dragon Capital vẫn còn nắm gần 20% vốn tại Đất Xanh, tương đương gần 122 triệu cổ phiếu. Như vậy, nhóm quỹ này đã bán ròng gần 56 triệu cổ phiếu DXG chỉ trong chưa đầy 2 tháng.
Dragon Capital cũng bán ra 500.000 cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc. Sau giao dịch, lượng cổ phần Dragon Capital nắm giữ tại Đô thị Kinh Bắc giảm xuống còn khoảng 46 triệu đơn vị, tương ứng 5,95% vốn điều lệ.
Tương tự, ông Hà Đức Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đất Xanh – cũng đăng ký bán ra 172.500 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 472.500 cổ phiếu xuống còn 300.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ giảm từ 0,08% xuống còn 0,005% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện từ 27/2 đến 28/3. Dự kiến, ông Hiếu thu về gần 2 tỷ đồng sau khi thoái vốn khỏi DXG.
Ông Đỗ Quý Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest – mã chứng khoán: HPX) vừa thông báo bán xong 7,96 triệu cổ phiếu HPX đã đăng ký, theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Hải đã giảm xuống 14,73% vốn điều lệ, tương đương 44,8 triệu cổ phiếu HPX. Trước giao dịch này, ông Hải cũng bán ra 10 triệu cổ phiếu HPX.
Không chỉ chủ động bán ra, ông Hải còn bị công ty chứng khoán liên tục bán giải chấp cổ phiếu HPX. Gần nhất trong phiên giao dịch 1/2, ông Hải bị công ty chứng khoán bán giải chấp 1,48 triệu cổ phiếu HPX. Cùng phiên này, vợ ông Hải là bà Chu Thị Lương cũng bị bán ra gần 1,21 triệu cổ phiếu cũng với lý do tương tự. Tổng số cổ phiếu HPX bị bán giải chấp của gia đình ông Đỗ Quý Hải từ cuối năm 2022 đến nay xấp xỉ 73 triệu đơn vị, tương đương 24% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Hải Phát.
Sau khi bán cổ phiếu L14 của Công ty CP Licogi 14 giảm sở hữu về 2,69% vốn điều lệ, bà Nguyễn Thúy Ngư (chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Thành viên Hội đồng quản trị) tiếp tục muốn bán thêm hơn 304.000 cổ phiếu L14 đang nắm giữ để giải quyết nhu cầu cá nhân.
Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 15/3-15/4. Nếu giao dịch này hoàn tất, bà Ngư sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm giữ tại L14 xuống còn 525.000 cổ phiếu, tương đương 1,7% vốn điều lệ. Trước đó, vào hồi tháng 11/2022, bà Ngư cũng đã bán 705.000 cổ phiếu L14 để giảm lượng cổ phiếu nắm giữ xuống như hiện tại.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (vợ ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Nam Long, mã chứng khoán: NLG) vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 27/3 đến 25/4, theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh.
Hiện tại, bà Ngọc đang nắm giữ hơn 18,3 triệu cổ phiếu NLG, tương đương 4,78% vốn điều lệ NLG. Nếu giao dịch hoàn tất, bà Ngọc sẽ giảm số lượng nắm giữ xuống hơn 16,3 triệu cổ phiếu, tương đương 4,25% vốn điều lệ. Dự kiến, bà Ngọc có thể thu về hơn 46 tỷ đồng sau khi bán hết cổ phiếu đã đăng ký.
Trước đó, từ ngày 3 – 17/3, bà Ngô Thị Ngọc Liễu (mẹ ông Cao Tấn Thạch, Thành viên Hội đồng quản trị NLG) cũng bán xong 573.800 cổ phiếu NLG. Sau giao dịch, bà Ngọc Liễu giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 2,21 triệu cổ phiếu NLG. Hiện tại, cá nhân ông Thạch đã đăng ký bán 900.000 cổ phiếu NLG từ ngày 1/3 – 30/3 cũng theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Thạch sẽ giảm sở hữu tại Nam Long từ hơn 5,29 triệu cổ phiếu xuống còn hơn 4,39 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Phát triển Thiên Tân thông báo đã bán ra 2 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán: DIG) với mục đích giảm sở hữu. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong ngày 14/3 với giá trị ước tính khoảng 23 tỷ đồng. Sau giao dịch, Thiên Tân đã giảm sở hữu xuống còn 53,8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 8,82% vốn và không còn là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp.
Với những người theo dõi thị trường bất động sản Việt Nam, 10 năm qua là một giai đoạn đầy cảm xúc. Tròn 10 năm trước, thị trường đã bắt đầu rút được chân ra khỏi cơn khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ, với 2 quyết sách rất quan trọng là cho phép chia nhỏ căn hộ và gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Kể từ 2014, thị trường bắt đầu hồi sinh, mở ra một thời kỳ vàng son, tăng trưởng mạnh mẽ, kéo dài trong 4 năm, từ 2015 đến 2018.
Trong 4 năm đó, số lượng dự án tăng vọt, số sản phẩm chào bán ở mức kỷ lục, giao dịch bùng nổ, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã “hóa rồng” trở thành các “ông lớn”. Đáng nói, không chỉ bất động sản đô thị mà bất động sản nghỉ dưỡng cũng phát triển vô cùng rực rỡ, condotel đã trở thành dòng sản phẩm đầu tư “làm mưa làm gió” thời bấy giờ.
Nhưng từ năm 2019 trở đi, mọi chuyện đã đổi khác. Số lượng dự án bất động sản đô thị bắt đầu sụt giảm, do gặp các vướng mắc pháp lý; chỉ riêng TP. HCM đã có hàng trăm dự án nhà ở rơi vào tình trạng “đứng hình, và tình trạng này đã kéo dài từ đó đến nay. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng không khá hơn là bao. Cuối năm 2019, vụ Cocobay Đà Nẵng nổ ra đã làm rung chuyển toàn thị trường nghỉ dưỡng. Lá bùa “cam kết lợi nhuận” trở nên mất thiêng và những lời hứa về “đất ở không hình thành đơn vị ở” (cấp sổ cho condotel) cũng tan thành bọt biển. Dịch bệnh Covid-19 ập đến ngay sau đó đã đánh gục ngành du lịch và đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vào cảnh “đóng băng”.
Lúc này, doanh nghiệp bất động sản rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, vừa không thông được pháp lý để triển khai bất động sản đô thị, vừa không thể thuyết phục người mua xuống tiền cho bất động sản nghỉ dưỡng. Một hạt giống khủng hoảng đã được gieo xuống thị trường.
Tổng Hợp
(Tiền Phong, VietnamFinance)