Tại thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới, một tập đoàn địa ốc Hong Kong đang chào bán căn hộ với nửa giá thị trường. Một số tập đoàn khác ủng hộ đất để làm nhà ở công cộng. Giới chức thành phố và các tập đoàn địa ốc lớn đối mặt với áp lực hạ nhiệt thị trường nhà ở đắt đỏ,…
Cuộc trấn áp đối với hoạt động đầu cơ nhà ở và kinh doanh độc quyền đã khiến nhiều tỷ phú chao đảo. Ở Hong Kong, chính quyền của bà Carrie Lam đang đẩy mạnh tịch biên quỹ đất rộng lớn của các doanh nhân giàu có của thành phố. Sau các cuộc biểu tình, những gã khổng lồ địa ốc đang đẩy mạnh các hoạt động từ thiện. Họ giúp xây dựng gần 10.000 căn nhà ở xã hội để tặng cho những tổ chức từ thiện.
Chính quyền thành phố Hong Kong đã thu hồi khoảng 90 ha đất trong vòng 2 năm qua. Các quan chức đang tìm cách tịch biên thêm 700 ha. Các nhà phát triển bất động sản đã nhận thức được rằng để tránh khỏi tầm ngắm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, họ cần phải góp phần hạ nhiệt thị trường bất động sản, giúp giá cả trở nên phải chăng hơn và giải quyết tình trạng bất bình đẳng. “Các tập đoàn lớn ở Hong Kong không chịu sức ép lớn như những công ty Trung Quốc đại lục. Nhưng tất cả đều hiểu tình hình hiện tại và đang hành động”, ông Bernard Chan tại Hội đồng Điều hành Hong Kong của bà Lam chia sẻ.
Nói với Bloomberg, một số người thừa kế của các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục công việc từ thiện. Nhiều doanh nhân cho biết họ đã sẵn sàng hy sinh lợi nhuận. Các nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Hong Kong – bao gồm CK Asset Holdings Ltd., Henderson Land Development Co., New World Development Co. và Sun Hung Kai Properties Ltd. – đã thành công nhờ những chính sách hỗ trợ của chính quyền thành phố. Những chính sách này khuyến khích một nhóm nhỏ tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh tham giá đấu giá các lô đất. Chúng cũng đẩy giá nhà ở lên cao, khiến ngày càng nhiều cư dân không còn khả năng chi trả.
Nhờ vào khối tài sản ngày càng phình to, các tập đoàn địa ốc lớn mở rộng sang những ngành kinh doanh khác như điện, khí đốt, chuỗi siêu thị và viễn thông. Chính quyền thành phố cũng có được nguồn thu khổng lồ từ các cuộc đấu giá đất. Điều này hỗ trợ hệ thống thuế thấp của Hong Kong, giúp thành phố trở thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng kể từ khi các cuộc biểu tình bùng nổ, sức ảnh hưởng của những tập đoàn địa ốc Hong Kong đã suy yếu. Hồi tháng 3, Phó thủ tướng Trung Quốc Han Zheng cho rằng các quan chức Hong Kong cần vào cuộc để xử lý vấn đề nhà ở. Vài tháng sau, ông Xia Baolong – giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau của Trung Quốc – đặt mục tiêu giải quyết vấn đề nhà ở và xóa bỏ những “nhà lồng”, “nhà quan tài”.
Theo chỉ thị của Trung Quốc, Hong Kong đã trao hơn 10% phiếu bầu của các tập đoàn bất động sản cho những doanh nghiệp nhỏ hơn và công ty Trung Quốc đại lục để bầu lãnh đạo thành phố. Theo người thừa kế của một tập đoàn giấu tên, tầm quan trọng của các công ty bất động sản Hong Kong đối với Trung Quốc đã giảm đi sau chính biến năm 2019. Theo người này, Bắc Kinh mong những tập đoàn địa ốc hỗ trợ chính quyền thành phố và duy trì an ninh. Các công ty như Henderson Land và Sun Hung Kai đã quyên góp ít nhất 185.806 m2 cho nhà ở xã hội kể từ năm 2019. Vào tháng 12, New World tiết lộ kế hoạch cung cấp khoảng 300 căn nhà với mức giá chỉ bằng khoảng một nửa giá thị trường. Tuy nhiên, ông Brian Wong – một nhà nghiên cứu tại tổ chức phi chính phủ Liber Research Community – tỏ ra nghi ngờ.
Theo Bloomberg, tại thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới, một tập đoàn địa ốc Hong Kong đang chào bán căn hộ với nửa giá thị trường. Một số tập đoàn khác ủng hộ đất để làm nhà ở công cộng. Theo lãnh đạo của một tập đoàn bất động sản Hong Kong, đã đến lúc họ phải đặt cuộc sống của cư dân thành phố lên trên lợi nhuận. Hai năm sau các cuộc biểu tình làm rung chuyển Hong Kong, giới chức Trung Quốc đổ lỗi cho giá nhà ở trên trời, những tập đoàn địa ốc Hong Kong đang đối mặt với áp lực xoa dịu cuộc khủng hoảng nhà ở.
Với hơn 7,5 triệu người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, sống trong một khu vực diện tích nhỏ, Hong Kong là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất thế giới. Các cư dân thành phố phải sống ở những ngôi nhà chật hẹp, thậm chí “nhà lồng”, “nhà quan tài”.
Tổng Hợp