Các chủ đầu tư dự án chưa nộp tiền sử dụng đất ở khu vực này sẽ lâm vào cảnh “ngồi trên lửa”. Nếu xác định theo giá thị trường, nghĩa là căn cứ các mức giá khủng mới xác lập, khi đó tiền sử dụng đất sẽ tăng lên rất cao. Giá đất mới xác lập sẽ có lợi cho các chủ đầu tư xung quanh khu Thủ Thiêm đã nộp tiền sử dụng đất…
TP.HCM sẽ gặp bị áp lực trong việc tổ chức đấu giá những lô đất còn lại tại Thủ Thiêm và cả những dự án công khác. Bởi các cá nhân, đơn vị định giá sẽ không dám định giá thấp hơn nhiều so với mức đấu giá thành công vừa qua, vì có thể sẽ bị quy tội thiếu trách nhiệm, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Còn nếu đưa ra giá khởi điểm quá cao thì khả năng các doanh nghiệp sẽ không tham gia đấu giá, dẫn đến buổi đấu giá không thành công.
Giá đất Thủ Thiêm nếu tăng sẽ làm không khí sôi động hẳn lên nhưng kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa cho người dân khó khăn chồng thêm khó khăn và các bên càng khó tìm được tiếng nói chung. Xót xa hơn, người dân khu bị giải tỏa càng thấy chạnh lòng hơn khi nghĩ đến giá trị đất mà mình được đền bù so với giá trị trên báo chí. Giấc mơ của người lao động có một nơi ổn định cuộc sống càng trở nên xa vời.
Liệu giá đất này lập “kỷ lục” là vì nhà đầu tư nhắm đến tương lai của một Trung tâm Tài chính quốc tế Thủ Thiêm ngang tầm với thế giới? Việc phá vỡ thế cân bằng các yếu tố trong dự án nhất là về giá đất sẽ làm các gói thầu, các dữ liệu về tài chính khác thay đổi theo. Điều này dẫn đến thời gian kéo dài hơn, hiệu quả thay đổi và thậm chí tính khả thi cũng bị ảnh hưởng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), có thể xét đến 3 trường hợp hưởng lợi từ việc giá đất Thủ Thiêm xác lập kỷ lục 2,4 tỷ đồng/m2. Thứ nhất, trường hợp các doanh nghiệp trúng đấu giá thực hiện đúng các bước thủ tục ký hợp đồng mua bán tài sản, nộp tiền vào ngân sách. Khi đó, thành phố sẽ thu về hơn 37.000 tỷ đồng. Xét ở góc độ này, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi vì mục tiêu phát triển chung của thành phố.
Thứ hai, giá đất mới xác lập sẽ có lợi cho các chủ đầu tư xung quanh khu Thủ Thiêm đã nộp tiền sử dụng đất vì không phải lo lắng khoản chi phí này bị đội lên trong tương lai. Và thứ ba, các chủ đầu tư có bất động sản tại bán đảo này đang thế chấp ở ngân hàng có thể định giá lại tài sản để vay thêm vốn. Với mặt bằng giá kỷ lục vừa được thiết lập, việc định giá lại tài sản thường diễn ra theo hướng giá trị tăng lên khi cập nhật theo giá thị trường.
Về các trường hợp bất lợi, đó là các chủ đầu tư dự án chưa nộp tiền sử dụng đất ở khu vực này sẽ lâm vào cảnh “ngồi trên lửa”. Bởi vì, ông Lê Hoàng Châu nhận định, nếu xác định theo giá thị trường, nghĩa là căn cứ các mức giá khủng mới xác lập, khi đó tiền sử dụng đất sẽ tăng lên rất cao. Khi tiền sử dụng đất cao sẽ kéo theo giá bán bất hợp lý khiến thanh khoản bị chậm lại, gây rủi ro tồn kho cho doanh nghiệp. “Bất lợi tiếp theo sẽ xảy ra với người mua nhà, bởi theo nguyên tắc kinh doanh, mọi chi phí đầu vào sẽ cấu thành nên giá bán. Vì vậy, người mua bất động sản sau cùng sẽ phải gánh chi phí này”, ông Châu phân tích thêm.
Bất lợi cuối cùng phải kể đến là việc TP.HCM sẽ gặp bị áp lực trong việc tổ chức đấu giá những lô đất còn lại tại Thủ Thiêm và cả những dự án công khác. Bên cạnh niềm vui khi ngân sách sắp thu về được một số tiền lớn, đất đai được đấu giá công khai, minh bạch… tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, thì cũng có không ít ý kiến băn khoăn.
Theo Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện khu đô thị này còn 67 lô đất. Trong đó, Chính phủ đã đồng ý giao cho Tập đoàn Lotte 6 lô, 6 lô khác liên quan 2 công trình tôn giáo vẫn chưa có kế hoạch. Đầu năm 2022, TP.HCM dự kiến sẽ tiếp tục bán đấu giá 6 lô đất ở khu chức năng số 1 và các lô đất tại khu 38,4 ha thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức trong dự án xây dựng 3.790 căn hộ, với mức giá khởi điểm khoảng 14.700 tỷ đồng.
Việc giá đất trúng đấu giá quá cao sẽ khiến TP.HCM gặp áp lực trong việc tổ chức đấu giá những lô đất còn lại tại Thủ Thiêm và cả những dự án công khác. Bên cạnh niềm vui khi ngân sách sắp thu về được một số tiền lớn, đất đai được đấu giá công khai, minh bạch… tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, thì cũng có không ít ý kiến băn khoăn.
Theo Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện khu đô thị này còn 67 lô đất. Trong đó, Chính phủ đã đồng ý giao cho Tập đoàn Lotte 6 lô, 6 lô khác liên quan 2 công trình tôn giáo vẫn chưa có kế hoạch. Đầu năm 2022, TP.HCM dự kiến sẽ tiếp tục bán đấu giá 6 lô đất ở khu chức năng số 1 và các lô đất tại khu 38,4 ha thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức trong dự án xây dựng 3.790 căn hộ, với mức giá khởi điểm khoảng 14.700 tỷ đồng. Việc giá đất trúng đấu giá quá cao sẽ khiến TP.HCM gặp áp lực trong việc tổ chức đấu giá những lô đất còn lại tại Thủ Thiêm và cả những dự án công khác.
Tổng Hợp