Báo cáo của Bộ Xây dựng về tổng quan thị trường bất động sản trong giai đoạn 2010-2020 cho thấy, quy mô thị trường bất động sản ngày càng mở rộng cả về vốn, số lượng, quy mô, loại hình sản phẩm, số lượng doanh nghiệp.
Theo đó, về số lượng, loại hình, quy mô dự án, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, ước tính cả nước đã và đang triên khai thực hiện khoảng 5.000 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 4,5 triệu tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009).
Về dự nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, theo sổ liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính đển 31/12/2019, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 521.822 tỷ đồng (chiếm 15,9% trong tổng dư nợ tín dụng); bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3% (trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế).
Về vốn FDI đầu tư vào bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, tính trong 5 năm gần đây, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 17,63 tỷ USD, luôn đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FD1 đăng ký đầu tư vào Việt Nam (chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp, che biến, chế tạo cơ khí).
Về các chủ thể tham gia thị trường, nếu như ăm 2010 cả nước cỏ 42.901 doanh nghiệp xây dựng và 5.400 doanh nghiệp kinh doanh bất dộng sản, thì tính đến năm 2019, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản (tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010). Ngoài ra, còn có hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản đã được thành lập.
Theo Bộ Xây dựng, sản phẩm chủ yếu và cơ cấu sản phẩm đã có nhiều thay đổi và ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài nhà ở thương mại còn có nhà ở xã hội, bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch (biệt thự, căn hộ du lịch), văn phòng, trung tâm thương mại cho thuê.
Tính đến hết năm 2019, trong tổng số 5.000 dự án nhà ở thì có hơn 1.000 dự án nhà ờ xã hội; có 326 khu công nghiệp, có khoảng 30.000 cơ sở lưu trú du lịch; có 6 triệu m2 văn phòng cho thuê (tăng gần gấp 3 năm 2009).