Mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu về tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư và tổ chức. Theo đó, tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tính đến tháng 8/2023 đã đạt trên 12,4 triệu tỉ đồng. Tiền của dân gửi vào ngân hàng liên tục tăng, kì vọng chảy vào thị trường bất động sản là “mong manh”?
Trong đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục đạt mức kỷ lục mới với hơn 6,43 triệu tỉ đồng. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng.
Riêng trong tháng 8/2023, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng khoảng 43.723 tỉ đồng. Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 6.700 tỉ đồng tháng 7 liền trước hay mức 35.300 tỉ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.
ngân hàng dù giảm lãi suất nhưng điều kiện cho cho vay khó hơn trước rất nhiều. Vì thế, cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà đều khó tiếp cận vốn vay ở thời điểm này. Người muốn vay thì không vay được do thủ tục chứng minh thu nhập, tài sản gặp khó khăn. Người có thể vay thì không đi vay ở giai đoạn này. Bởi, họ nhìn vào bối cảnh kinh tế, thị trường đều cho rằng, “tiền khó sinh ra tiền”. Do đó, thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm 2023, thậm chí 2024 vẫn chưa có kì vọng nhiều.
Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, hiện cả người mua thực và nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng dòng tiền hay vay tín dụng để mua bất động sản. Trừ khi có sản phẩm thật sự tốt, nhà đầu tư mới mạnh dạn xuống tiền. Ngược lại, phần lớn họ vẫn giữ trạng thái chờ đợi, nghe ngóng thêm.
ngân hàng dù giảm lãi suất nhưng điều kiện cho cho vay khó hơn trước rất nhiều. Vì thế, cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà đều khó tiếp cận vốn vay ở thời điểm này. Người muốn vay thì không vay được do thủ tục chứng minh thu nhập, tài sản gặp khó khăn. Người có thể vay thì không đi vay ở giai đoạn này. Bởi, họ nhìn vào bối cảnh kinh tế, thị trường đều cho rằng, “tiền khó sinh ra tiền”. Do đó, thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm 2023, thậm chí 2024 vẫn chưa có kì vọng nhiều.
Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, hiện cả người mua thực và nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng dòng tiền hay vay tín dụng để mua bất động sản. Trừ khi có sản phẩm thật sự tốt, nhà đầu tư mới mạnh dạn xuống tiền. Ngược lại, phần lớn họ vẫn giữ trạng thái chờ đợi, nghe ngóng thêm.
Đáng nói, mức tăng tiền gửi tiết kiệm này diễn ra trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm sâu so với đầu năm 2023. Hiện, bất chấp mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm, lượng tiền đổ vào ngân hàng vẫn tăng lên. Điều này ngầm hiểu rằng, dòng tiền của người dân chưa phân bổ vào các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản.
Một số dự báo trước đó của chuyên gia trong ngành cho rằng, cuối năm 2023, khả năng tiền gửi ngân hàng đáo hạn sẽ “chảy” ngược vào nhà đất. Khi đó, sức cầu thị trường sẽ hồi phục rõ nét vào quý 4/2023 trở đi.
Thế nhưng, hiện thị trường đã đi gần hết tháng đầu tiên của quý 4/2023 nhưng vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy, dòng tiền của người mua đang đổ vào bất động sản. Toàn thị trường, sức cầu nhì chung vẫn rất yếu. Thậm chí, hiện tại rất khó để xác định được thời gian bất động sản phục hồi.
Như vậy để thấy, những kì vọng dòng tiền đáo hạn ngân hàng chọn bất động sản làm “bến đỗ” là khá mong manh. Thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm 2023 sẽ chưa có cơ hội khởi sắc trở lại, do tâm lý nhà đầu tư đang mất niềm tin với thị trường. Nếu ngoại hối vẫn tiếp tục đổ về thì những tháng cuối năm ngân hàng vẫn tiếp tục bị ế tiền. Vì thế, chu kỳ đi xuống của bất động sản vẫn đang tiếp tục, ít nhất phải đến cuối năm 2025 đầu năm 2026 nhà đầu tư mới quay trở lại thị trường.
Nếu cuối 2025 bất động sản mới có thể phục hồi thì với độ trễ này, hệ luỵ với thị trường là rất lớn. Các chủ đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, thị trường bất động sản suy giảm sẽ kéo theo nhiều ngành nghề như vật liệu xây dựng, tài chính… giảm theo. Tỷ lệ người lao động thất nghiệp trong ngành tăng cao.
Tổng Hợp