Sau gần 3 năm kể từ khi tiến hành thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã họp công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm, đất đai, đô thị… tại Bình Dương.
Theo cơ quan chức năng, ngay sau khi nhận thông báo có kết luận thanh tra, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Cụ thể, UBND tỉnh đề nghị xem xét hủy kết quả bán đấu giá tài sản công và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Chấm dứt việc bố trí vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài, vi phạm Luật Đầu tư công và triển khai các dự án đầu tư công không nằm trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm…
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức thanh tra toàn diện việc phân lô, bán nền trái phép trên địa bàn toàn tỉnh và xử lý triệt để các vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Rà soát lại các dự án được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch xây dựng, thực hiện xác định lại giá đất làm căn cứ xác định bổ sung nghĩa vụ tài chính đất đai, tránh thất thoát ngân sách nhà nước…
Đồng thời, tỉnh Bình Dương tổ chức thanh tra các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm tiến độ, vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai.
Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, cương quyết thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với các dự án chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư và đất đai do lỗi chủ quan của chủ đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh kiểm tra, xử lý chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa đảm bảo điều kiện chuyển nhượng. Làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, xử lý sai phạm theo quy định pháp luật…
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, việc cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp, quản lý sử dụng tài sản công và lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu, đấu giá theo quy định.
Bên cạnh đó, việc thực hiện ưu đãi đầu tư cần phải áp dụng đúng quy định của pháp luật, phù hợp danh mục thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư của tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiêm túc rút kinh nghiệp trong việc tham mưu, đề xuất đối với dự án nêu trên.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh này hiện có 278 doanh nghiệp thực hiện 291 dự án đầu tư có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, 107 doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có liên quan đến diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng phòng hộ được cho thuê rừng trước thời điểm Luật Lâm nghiệp có hiệu lực.
Tổng Hợp