Theo báo cáo của WiGroup về kết quả kinh doanh quý 2/2023, ngành BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2024.
Một trong những tín hiệu dự báo ngành bất động sản (BĐS) khởi sắc là lãi suất cho vay giảm về mức thấp hơn sẽ là động lực chính cho toàn ngành vực dậy, hiện lãi suất huy động đã điều chỉnh từ quý 1/2023 nhưng diễn biến lãi suất cho vay có độ trễ.
Theo báo cáo của WiGroup về kết quả kinh doanh quý 2/2023, ngành BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2024.
Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST) quý 2/2023 của toàn ngành BĐS dân cư (đã loại trừ Vinhomes) ghi nhận mức tăng trưởng âm khoảng -46% so với cùng kỳ, dù số giá trị tuyệt đối có ghi nhận tăng so với quý 1/2023 nhưng chưa có chất xúc tác nào thực sự mạnh mẽ để thúc đẩy lợi nhuận toàn ngành vực dậy từ đáy.
Đi sâu vào phân tích tăng trưởng của 20 doanh nghiệp (chiếm 90% vốn hóa toàn ngành), số liệu thể hiện chỉ vỏn vẹn 5 công ty BĐS ghi nhận tăng trưởng dương trong quý 2.
Nhưng điều này đến từ 2 nguyên nhân chính là tăng trưởng đột biến từ lợi nhuận lợi khác và không đến từ kinh doanh cốt lõi hoặc tăng trưởng cao do nền lợi nhuận cùng kỳ thấp.
Các doanh nghiệp vốn hóa lớn khác trong ngành đều ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận trên 20% so với cùng kỳ, phản ánh sự khó khăn chung của thị trường BĐS.
Giá trị hàng tồn kho của toàn ngành có sự sụt giảm so với quý 1/2023. Hành lang pháp lý thắt chặt và siết dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS là 2 lý do chính khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc triển khai các dự án.
Số căn nhà ở thương mại được cấp phép và hoàn thành 1H2023 phản ánh khá rõ rệt sự suy giảm phía nguồn cung BĐS.
Về phía nhu cầu cũng không mấy khả quan khi mà tổng giao dịch BĐS trong quý 2/2023 giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 9% so với quý trước.
Theo WiGroup, để đảm bảo “sống sót” các nhà quản lý BĐS phải thực hiện chiến lược phòng thủ bằng cách hạ đòn bẩy tài chính về mức an toàn, tiết giảm chi phí lãi vay cùng với đó là tránh tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi hoạt động bán hàng chậm đáng kể. Tính đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ tổng nợ vay phải trả lãi/vốn chủ sở hữu của toàn ngành đạt 0,48 lần.
Tổng chi phí lãi vay trong kỳ đạt mức 2.030 tỷ đồng, tăng nhẹ so với với thời điểm quý 1, phản ánh mặt bằng lãi suất cho vay vẫn đang khá cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành đo lường bằng chỉ số số EBIT/Lãi vay giảm so với quý 1/2023.
WiGroup dự phóng LNST toàn ngành BĐS dân cư giảm 10% so với cùng kỳ, VHM là trụ đỡ chính trong 1H2023 nhưng với việc đã hoạch toán phần lớn lợi nhuận thì dư địa tăng trưởng không còn nhiều vào 2H2023. Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp BĐS còn lại tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn của ngành, do đó không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay và dự báo sẽ sụt giảm 41,7%.
Một trong những tín hiệu dự báo ngành BĐS khởi sắc là lãi suất cho vay giảm về mức thấp hơn sẽ là động lực chính cho toàn ngành vực dậy, hiện lãi suất huy động đã điều chỉnh từ quý 1/2023 nhưng diễn biến lãi suất cho vay có độ trễ.
Tổng Hợp
(Tiền Phong)