Nghiên cứu mới đây của Savill với 943 đối tượng thuộc 4 thế hệ lao động đã chỉ ra hai kết luận quan trọng về nhu cầu của nhân viên với không gian làm việc.
Các nhóm được khảo sát gồm: nhóm Baby Boomer (lực lượng lao động sinh ra trong khoảng 1946 – 1964), Thế hệ X (những người sinh ra trong khoảng 1965 – 1980), Millennial (những người sinh ra trong khoảng 1981 – 1996), và Thế hệ Z (nhóm 1997 – 2012).
Hai kết luận quan trọng rút ra từ khảo sát là:
Thứ nhất, bên cạnh dành thời gian một mình tập trung làm việc, tất cả thế hệ đều dành 30% thời gian mỗi ngày làm việc, phối hợp với đồng nghiệp hoặc trao đổi với khách hàng, đối tác.
Thứ hai, các dịch vụ, tiện ích được tích hợp trong và xung quanh văn phòng được cho là một trong những động lực đi làm chính giữa các thế hệ. Khác với thế hệ Baby Boomer và thế hệ X, quan tâm tới sự tiện lợi trong việc ăn uống hay phương tiện giao thông công cộng, Millennial và thế hệ Z đề cao cơ sở vật chất để rèn luyện thể thao và các không gian làm việc phối hợp (collaborative space).
Savills cho hay, bước vào xu thế mới, khái niệm về văn phòng ngày nay không chỉ dừng lại ở một nơi để nhân viên hoàn thành công việc và ra về trước 17 giờ chiều. Thực trạng nhân viên ngày nay, rất nhiều người vẫn ở lại văn phòng ngoài giờ hành chính; do đó, các chủ doanh nghiệp cần tính toán về các dịch vụ nhằm đáp ứng cả nhu cầu về nghỉ ngơi và giải trí của nhân sự.
Theo savills, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu cân nhắc tới việc bổ sung các dịch vụ tiện ích tại văn phòng, như phục vụ đồ ăn, thức uống trong và sau giờ làm việc, lắp đặt trang thiết bị tập gym, giải trí hay thiết kế khu vực riêng cho mẹ và bé. Những chiến lược này sẽ không chỉ giúp gia tăng hiệu suất làm việc, cơ hội tương tác và sự gắn bó của đa thế hệ nhân viên với công ty, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh tuyển dụng chuyên nghiệp, giúp thu hút và giữ chân nguồn nhân tài chất lượng và có tay nghề cao.
Ông Kirsty Toye, Phó giám đốc, Chiến lược gia Cấp cao về Nơi làm việc và Quản lý Thay đổi tại KKS Savills cho biết, chính những người đi làm thuộc độ tuổi trẻ và có ý thức trau dồi kinh nghiệm, chuyên môn như thế hệ Z là nhóm đối tượng đang tìm kiếm những cơ hội tương tác, kết nối với đồng nghiệp và môi trường, văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Theo Savills, trung bình mỗi văn phòng có thể xuất hiện 4 – 5 thế hệ khác nhau cùng chia sẻ và hoạt động chung tại không gian làm việc. Để cân bằng và đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng đối tượng, các công ty cần thay đổi chiến lược xây dựng nơi làm việc phù hợp, thay vì đơn thuần cung cấp trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ công việc như xưa.
Mọi thứ trong không gian chung này được tổ chức nhằm xây dựng môi trường giúp khách hàng tăng hiệu suất công việc và kích thích ý tưởng sáng tạo. Nếu có dịp tiếp xúc với các chuyên gia tại không gian làm việc chung, bạn có thể trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm thực tiễn.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng tránh việc bị rơi vào trạng thái cô đơn “mình ta với ta” mà một số người làm việc tự do hoặc chủ công ty khởi nghiệp nhỏ đôi khi gặp phải nếu làm việc ở nhà.
Bằng cách phát triển các mối quan hệ nghề nghiệp mới, khách hàng có dịp trau dồi thêm kiến thức, thiết lập quan hệ mới với những người sống cùng nghề hoặc tìm thấy cơ hội kinh doanh hay quan hệ đối tác mới.
Cuối cùng, một trong những ưu điểm chính của mô hình không gian làm việc chung là chi phí thấp hơn nhiều so với tiền thuê văn phòng thông thường. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, công ty mới khởi nghiệp hay lao động tự do mà tiền bạc chưa đến mức rủng rỉnh.
Tổng Hợp
(ĐTCK, Tuổi Trẻ)