Bà Lương Thị Cẩm Tú, sinh năm 1980, gia nhập Eximbank từ năm 2018. Tháng 2/2022, nhận được sự ủng hộ của hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2020 – 2025, bà Tú chính thức ngồi ghế Chủ tịch HĐQT của nhà băng này.
Việc thay đổi lãnh đạo cấp cao của Eximbank diễn ra trong bối cảnh ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức và bản thân Eximbank cũng có áp lực từ những mục tiêu mới, đặt ra bài toán cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng về việc thay đổi tư duy mới, phong cách điều hành mới, phương pháp quản trị mới, để tập trung tái cấu trúc toàn hệ thống dựa trên sự an toàn, minh bạch.
HĐQT Eximbank cho rằng, lãnh đạo là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thành công trong kinh doanh và tăng vị thế ngân hàng trên thị trường, vì thế, cần lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí. “Eximbank đặt mục tiêu lựa chọn những nhân sự cấp cao đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quan trọng hơn là có đủ đức, tâm và tài, phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn.” – lãnh đạo Eximbank khẳng định.
Hiện, HĐQT Eximbank đồng lòng cùng nhau quản trị ngân hàng, hướng tới mục tiêu đưa Eximbank trở lại TOP 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
Tân Chủ tịch Eximbank sinh năm 1984, được giới thiệu là có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, là cử nhân kế toán tại Đại học George Mason (Mỹ), Thạc sỹ tài chính quốc tế tại Đại học Westminster (Anh).
Bà Đỗ Hà Phương đắc cử vào HĐQT Eximbank vào tháng 2/2022, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần thứ 2 của ngân hàng này. Bà Phương được đề cử bởi 7 cá nhân và 4 tổ chức gồm: Công ty cổ phần Rồng Ngọc, Công ty cổ phần Hoàng Gia Đà Lạt, Công ty cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn, Công ty TNHH M8.
Giai đoạn từ tháng 5/2007 đến tháng 11/2011, bà Phương lần lượt đảm nhiệm các vị trí tư vấn thuế, kiểm toán và tư vấn tài chính cao cấp tại Ernst & Young. Sau đó, bà làm cố vấn tài chính cho văn phòng đại diện Coffey International Development tại Hà Nội.
Tháng 12/2012, bà Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ và nhận diện rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và giữ chức vụ này tới tháng 12/2017.
Rời VIB, bà Phương chuyển sang làm cố vấn tài chính cho Công ty TNHH Tài chính Lotus. Tới tháng 5/2018, bà đồng sáng lập Công ty TNHH VNInvest Partners và kiêm nhiệm chức giám đốc điều hành tại đây.
Cuộc chiến quyền lực tại Eximbank thực tế đã diễn ra nhiều năm và chưa ngã ngũ, với nhiều lần đổi vị trí chủ tịch, thậm chí có những lần diễn ra trong chốc lát, xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông.
Hay nhà băng này cũng nhiều lần không tổ chức thành công phiên họp đại hội đồng cổ đông với lý do không đủ điều kiện tiến hành họp hoặc nếu đủ điều kiện tiến hành họp thì chương trình không được thông qua.
Ngày 14/4, tại phiên họp cổ đông thường niên năm 2023, bà Lương Thị Cẩm Tú nói với các cổ đông nhiệm kỳ này đã tái cấu trúc mạnh mẽ, xử lý nhân sự, nâng cao hình ảnh và tái cơ cấu toàn bộ các mảng. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau, bà Tú đã không còn giữ ghế cao nhất tại Eximbank.
Tổng Hợp
(Tiền Phong, Dân Trí)