Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể có được một căn nhà ổn định để sinh sống. Nhà ở xã hội rất “hot” nhưng không dễ mua…
Nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung nhà xã hội vẫn thấp dẫn tới việc tiếp cận, mua loại hình nhà ở ưu đãi này của người dân gặp nhiều khó khăn.
Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể có được một căn nhà ổn định để sinh sống. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn dẫn tới nguồn cung loại hình nhà ở này khan hiếm, gây khó khăn cho người mua.
Đơn cử, người mua nhà ở xã hội phải chờ chực để nộp hồ sơ tại khu vực tiếp nhận của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra nhiều ngày qua. Bên cạnh đó, có mua được nhà hay không, người mua vẫn còn phải chờ vào lá thăm may rủi quyết định.
Để làm rõ những khó khăn, bất cập và đưa ra những giải pháp phát triển nhà ở xã hội, Theo ông Nguyễn Thế Điệp – Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, người dân phải xếp hàng, nhờ người nọ người kia để xin được tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội xuất phát từ việc cung không đủ cầu. Bên cạnh đó, nhà thương mại hiện nay chênh lệch với nhà xã hội rất cao.
Chính vì lẽ đó, theo ông Điệp, cần phải quản lý chặt chẽ các thủ tục mua bán nhà ở xã hội. Đồng thời, cần phân loại đối tượng ra những người nào được mua trước, những người nào mua sau. Bởi, trong lúc khan hiếm chúng ta cần phải ưu đãi những trường hợp nào trước và quan trọng nhất.
Ngoài ra, theo ông, để mà giải quyết tận gốc sự chênh lệch lớn này, chúng ta cần tạo động lực để các doanh nghiệp tập trung triển khai nhà xã hội nhiều hơn. Qua đó, có thể thấy được, việc doanh nghiệp vừa tham gia xây dựng nhà xã hội như là trách nhiệm xã hội, một sự cống hiến.
Dù đến trước giờ mở cửa hai tiếng, anh Hội đã đứng thứ 43 trong danh sách nộp hồ sơ trong ngày. Nhiều người ở gần chọn cách đến từ nửa đêm, “đặt gạch ghi tên” rồi về ngủ tiếp, chờ đến 8h30 có mặt nộp hồ sơ. Ngày hôm trước, anh Hội đến từ 7h nhưng đành bỏ cuộc vì danh sách đã gần 70 người.
Khoảng 8h30, sảnh chung cư N09B1 kín người đứng chờ từ trong ra đến vỉa hè. Đám đông xếp hàng trật tự theo chỉ dẫn, năm người một lượt chờ gọi tên. “Những người ngồi đây sau này có may mắn được làm hàng xóm của nhau thì phải trân trọng nhé”, anh Hội đùa với những người cùng cảnh.
Sở Xây dựng Hà Nội tháng trước thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê, mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn. Giá công bố của chủ đầu tư là 19,5 triệu đồng/m2, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT. Như vậy, để sở hữu căn nhỏ nhất với diện tích 69,9 m2, người mua cần bỏ ra hơn 1,39 tỷ đồng; căn diện tích to nhất 76,8 m2 khoảng 1,5 tỷ đồng. Người trúng sẽ phải trả trước 50 triệu đồng, sau đó thanh toán thêm 6 đợt nữa.
Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được xây dựng trên diện tích hơn 2.700 m2 với 32 tầng nổi, hai tầng hầm; 275 căn hộ, trong đó có 225 căn nhà ở xã hội và 50 căn thương mại. Đợt đầu tiên, chủ đầu tư mở bán 157 căn hộ nhà ở xã hội và cho thuê 68 căn.
Bà Nguyễn Hoa Hồng Nhung, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng NHS – đơn vị thực hiện dự án, cho hay mỗi ngày tiếp nhận 30-40 bộ hồ sơ xin mua nhà. Đến nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 400 bộ hồ sơ hợp lệ.
Báo cáo hồi tháng 1 của Bộ Xây dựng cho thấy trong năm 2022, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2021 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho người thu nhập thấp vẫn hạn chế. Nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 trên cả nước là khoảng 2,6 triệu căn hộ. Trong đó, từ năm 2021 đến 2025 khoảng 1,3 triệu căn.
Ông Hà Quang Hưng, Cục phó Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho rằng nhiều doanh nghiệp hiện không mặn mà với nhà ở xã hội do thủ tục đầu tư dự án có khó khăn, thậm chí còn nhiều thủ tục hơn dự án nhà thương mại. Trong khi đó, hành lang pháp lý quy định đảm bảo nguồn vốn để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, song quá trình thực hiện lại không cân đối đủ. Lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12%, vẫn được cho là “quá cao, không phù hợp”.
Tổng Hợp
(Dân Trí, VnExpress)