Cho vay bất động sản BĐS có thực sự rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện tại?
Trước mối lo ngại về việc rủi ro từ lĩnh vực bất động sản lan sang ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực,Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia, cho rằng khó khăn của thị trường bất động sản lần này rất khác so với cách đây 10 năm.
Lần này của vấn đề của thị trường là thiếu cung, nhu cầu thực vẫn có nhưng bị ách tắc về những câu chuyện pháp lý, vi phạm pháp luật, rồi dòng vốn bị đứt đoạn ở giai đoạn nhất định.
“Nếu mọi thứ được khơi thông về vốn, về pháp lý thì thị trường BĐS sẽ khôi phục rất nhanh chứ không xập xệ như cách đây 10 năm”, chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định.
Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, chuyên gia cho biết theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN),tỷ trọng cho vay BĐS chiếm khoảng 21% tổng dư nợ của ngân hàng, trong đó khoảng 68% là cho vay gắn với nhà ở, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 32%, khá “êm” so với Trung Quốc.
Theo TS. Cấn Văn Lực, tỷ lệ 21% cho vay bất động sản của Việt Nam so với các nước vẫn khá thấp. Thông thường các nước cho vay bất động sản (cho vay nhà ở và kinh doanh bất động sản) chiếm khoảng 28 – 29% tổng dư nợ. Do đó, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cho vay bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nhà ở và kể cả khu công nghiệp.
Về chất lượng tín dụng BĐS, số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này có cao hơn một chút so với nợ xấu bình quân của hệ thống nhưng theo chuyên gia nhưng với tỷ trọng cho vay các nhà phát triển BĐS chỉ chiếm khoảng 7% tổng dư nợ thì con số này là không quá lớn kể cả là 50% số đó có thể trở thành nợ xấu.
“Số liệu của NHNN công bố cho thấy nợ xấu nội bảng khoảng 2,9%, nợ xấu gộp khoảng 5%. Con số này có tăng lên nhưng vẫn trong tầm kiểm soát,” ông Lực nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng còn một điều tích cực đó là hệ thống ngân hàng hiện nay đã có đầy đủ các kinh nghiệm về quản trị rủi ro, vượt qua khủng khoảng, xử lý nợ xấu và M&A,… từ rất nhiều bài học trong 15 năm qua. Đây là điểm tích cực trong bối cảnh còn nhiều thách thức.
Từ giữa năm ngoái sau khi vấn đề về bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp xảy ra, chúng ta có thể thấy ngành bất động sản đang gặp vấn đề pháp lý rất nặng khiến dòng tiền không đáp ứng được kế hoạch trả nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu góp phần làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết là 1,7%, còn cả hệ thống là 2%.
Về áp lực nợ xấu từ lĩnh vực BĐS, ông Thành phân tích hiện cho vay kinh doanh BĐS chiếm tỷ lệ khoảng 7% tổng dư nợ, cộng với phần trái phiếu mà ngân hàng nắm giữ 2,5% (trong đó chỉ có 30% là cho vay BĐS) là khoảng 10%.
“Ngay cả trong trường hợp một nửa trong số đó trở thành nợ xấu thì cũng không đẩy hệ thống ngân hàng về tình trạng cách đây 10 năm”, ông Thành nói.
Nguyên nhân là các ngân hàng hiện nay đã xây dựng được bộ đệm dự phòng tương đối lớn có có thể xử lý được số nợ xấu trong vòng 1- 1,5 năm. Bên cạnh đó, NIM của các ngân hàng hiện tại khoảng 4,1% (có giảm nhẹ so với trước), từ đó ước tính lãi ròng của ngân hàng khoảng 1,8 – 2%, đủ sức xử lý nợ xấu ở tỷ lệ nói trên.
Tổng Hợp
(VietnamBiz)