Sau một năm kể từ ngày chính thức mở cửa từ ngày 15/03/2022, thị trường đã liên tiếp ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023 tăng trưởng GDP có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ lại thể hiện rõ sự phục hồi, với mức tăng 6,79%.
Hòa chung với bức tranh phục hồi của khu vực dịch vụ, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội bốn tháng đầu năm 2023 do Tổng cục Thống Kê công bố, doanh thu lữ hành bốn tháng đầu năm 2023 trên toàn quốc ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần cùng kỳ năm trước.
Khách quốc tế đến Việt Nam vào khoảng hơn 3.683,7 nghìn lượt người, đạt gần 50% mục tiêu cả năm, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 61,7% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước đại dịch. Khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chủ yếu tới từ thị trường Hàn Quốc, theo sau đó là Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc. Hàn Quốc vẫn là thị trường hàng đầu với 259.357 lượt khách trong tháng 4 và hơn 1 triệu lượt khách trong bốn tháng đầu năm. Đặc biệt, lượng khách Trung Quốc trong tháng 4 cũng chứng kiến mức tăng ấn tượng với 111.903 lượt khách, gần gấp đôi lượng khách đến trong tháng 3. Tính chung bốn tháng đầu năm, thị trường ghi nhận 252.136 lượt khách Trung Quốc tới Việt Nam.
Tại thị trường Hà Nội, theo Sở Du lịch Hà Nội, thành phố đã đón tổng cộng 8,14 triệu lượt khách trong bốn tháng đầu năm, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, lượng khách nội địa ước đạt 6,7 triệu lượt và khách quốc tế vượt xa cùng kỳ 2022, đạt 1,44 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 30.150 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đưa ý kiến về xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Việt Nam đã và đang hoạch định, định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch bền vững và thông minh. Từ đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Hơn nữa, gần đây Chính phủ đã có những động thái rất chủ động với các đối tác quốc tế để hợp tác phát triển hơn nữa ngành du lịch cũng như phân khúc khách sạn tại Việt Nam. Bằng chứng là việc các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế từ sau khi mở cửa đến nay đã và đang được diễn ra rất mạnh mẽ.
Vị này cho biết thêm: “Nhờ lợi thế tự nhiên cũng như kinh tế, Việt Nam vẫn được biết đến như một điểm đến cho du lịch nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch công tác. Không chỉ vậy, thị trường này là một trong những điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài. Làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cầu lớn cho ngành khách sạn từ các hoạt động công tác của đội ngũ chuyên gia, lao động người nước ngoài”.
Trong bối cảnh hiện nay, sức cầu nhà ở trên thị trường ngày càng lớn, nhất là phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội. Song phân khúc này gần như vắng bóng trên thị trường, thay vào đó trong giỏ hàng đa phần là sản phẩm trung, cao cấp. Theo đó, điều này đã khiến giá nhà ở xã hội đã qua sử dụng đã nhiều năm cũng tăng giá gấp nhiều lần.
Trong những năm gần đây, nguồn cung căn hộ tại các thành phố lớn nhà Hà Nội và TP. HCM ngày càng khan hiếm. Theo đó, không chỉ căn hộ mới, các căn hộ cũ cũng liên tục tăng cao. Các dự án nhà ở xã hội trước đây được bán với giá khá thấp, giờ tăng gấp ba, bốn lần mới chạm ngưỡng giá các căn hộ bình dân hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) khẳng định, giá căn hộ sẽ đi ngang mà không có sự sụt giảm sâu. Nguyên nhân do hiện tại không có nhiều nguồn hàng để tung ra thị trường, cùng đó là các chi phí đầu vào đang tăng cao. Trong khi cầu mạnh mà cung yếu thì khó có thể giảm giá.
“Thực tế, lực cầu trên thị trường bất động sản hiện nay vẫn rất lớn, nhất là các sản phẩm có nhu cầu thực. Trong bối cảnh vướng mắc về pháp lý vẫn còn rất lớn khiến nhiều dự án vẫn chưa thể triển khai, thị trường khan hiếm nguồn cung nhà ở. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như vật liệu xây dựng, nhân công, trang thiết bị,… vẫn neo cao, rất có thể sẽ kéo theo giá nhà ở tiếp tục tăng lên, đặc biệt ở phân khúc bình dân và trung cấp”, vị này nói.
Theo đó, ông Đính cho rằng, cần sớm tháo gỡ rào cản pháp lý để những dự án mới được triển khai, đặc biệt là những dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, khi nguồn cung dồi dào thì sẽ kéo theo giá bán phân khúc chung cư được ổn định.
Tổng Hợp