Báo cáo của VARS cũng chỉ rõ, thị trường trầm lắng hiện nay đã ghi nhận sự gia tăng số lượng môi giới bất động sản nghỉ việc.
Ước tính, số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Cá biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80%.
“Phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc đều thuộc nhóm “lính mới” hoặc tay ngang, điển hình là nhóm bắt sóng các đợt sốt ảo, quá “phấn khích” và duy trì song song hai trạng thái tay ngang vừa là “nhà đầu tư” vừa là môi giới.
Để tồn tại qua thời gian này, một số môi giới bất động sản đã tìm hướng mới bằng cách chuyển sang mảng cho thuê. Nhóm môi giới bất động sản chuyên nghiệp tuy có khó khăn nhưng vẫn bám trụ được với thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, thời gian tới, các sàn giao dịch cần bám sát tình hình thị trường để có những điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng cho nhân viên nghỉ nhiều đến khi thị trường ấm lên lại không đủ nguồn lực triển khai hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, các sàn cần có biện pháp động viên, trấn an, hỗ trợ đội ngũ nhân sự “cứng” để đảm bảo giữ được đội ngũ nòng cốt, chuẩn bị cho thời kỳ sắp tới.
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2023 của Hội Môi giới Bất động sản (VARS) vừa công bố, thị trường bất động sản tiếp tục trạng thái trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Nguồn cung bất động sản chưa có sự cải thiện. Hầu hết dự án vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý, chưa được cấp giấy phép mở bán chính thức. Tại một số dự án hiếm hoi thì chủ đầu tư có hàng nhưng chưa sẵn sàng mở bán vì tâm lý e ngại thị trường chưa tốt sẽ ảnh hưởng tới kết quả bán hàng.
Về nguồn cung, quý I, tổng nguồn cung các phân khúc là khoảng hơn 25.000 sản phẩm. Hà Nội có 6 dự án, TPHCM có 5 dự án được các sở xây dựng xác nhận đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Cơ cấu nguồn cung nhà ở phần lớn vẫn là sản phẩm thấp tầng, đất nền. Số này chiếm 50% tổng lượng cung nhà ở cả nước. Thị trường thiếu vắng sản phẩm nhà ở phù hợp với túi tiền của số đông người dân.
Nhu cầu mua nhà giảm do thu nhập người dân bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nguồn cung trên thị trường chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá quá cao so với khả năng tài chính của người dân.
Bên cạnh đó, giá bán trên thị trường nhà ở thứ cấp giảm mạnh, có dự án giảm đến 15-20%. Do hết thời gian ân hạn nợ gốc, nhiều khách hàng không còn đủ tài chính để giữ hàng đành phải chấp nhận cắt lỗ sâu.
Về giao dịch, dù quý I ghi nhận có thanh khoản nhưng chưa nhiều. Lý do là khả năng tài chính của phần lớn khách hàng gặp khó khăn. Phần lớn sản phẩm trên thị trường thuộc phân khúc cao cấp, không phù hợp với khả năng tài chính của đa số người dân. Nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý “bắt đáy”, chờ giá tiếp tục giảm.
Theo đại diện Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý I/2023 thị trường tiếp tục trạng thái trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận dấu hiệu tích cực về nguồn cung và giao dịch tại một số dự án chung cư có vị trí thuận lợi, được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín và có chất lượng bàn giao tốt. DN BĐS, môi giới BĐS, khách hàng, nhà đầu tư cùng nhau “ấn nút chờ”. Trong khi đó, toàn bộ thị trường “nín thở”, không hoàn toàn án binh bất động nhưng luôn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi từng động thái từ phía Chính phủ.
Với việc thanh khoản trên thị trường giảm mạnh, nên nhiều chủ đầu tư đã thực hiện hàng loạt chiến lược bán hàng, như chiết khấu cao dành cho khách hàng thanh toán sớm đến 90% giá trị hợp đồng là chính sách “hot” nhất, được nhiều chủ đầu tư áp dụng, nhằm tạo ra kênh huy động vốn từ phía khách hàng.
Đáng chú ý, mặc dù thanh khoản giảm nhưng giá bán trung bình tại các dự án phần lớn không thay đổi so với quý trước, giá bán trên thị trường thứ cấp giảm mạnh, có dự án giảm đến 15 – 20%. Do hết thời gian ân hạn nợ gốc, nhiều khách hàng không còn đủ tài chính để giữ hàng đành chấp nhận cắt lỗ sâu, nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý “bắt đáy” chờ giá tiếp tục giảm.
Đặc biệt, trong quý I/2023 DN BĐS tiếp tục thu hẹp hoạt động sản xuất, quy mô và số lượng dự án. Hầu hết sàn giao dịch mới thành lập (khoảng 2 năm đổ lại) đều phải đóng cửa.
Tổng Hợp
(Tiền Phong, KT&ĐT)