Có nên mua biệt thự, chung cư được ngân hàng bán phát mại với giá rẻ?
Mua nhà thanh lý tại ngân hàng thường có mức giá hấp dẫn. Mục đích chính của ngân hàng là thu hồi vốn và lãi của khoản vay chứ không phải là lợi nhuận.
Ngoài ra việc mua những tài sản này được bảo đảm tính uy tín, an toàn cao. Người mua hiếm khi lo lắng bị lừa đảo vì ngân hàng là đơn vị có uy tín, có cơ sở pháp lý cùng pháp nhân rõ ràng. Tất cả những thông tin liên quan đến bất động sản thanh lý sẽ được kiểm soát chặt chẽ về tính pháp lý và xác định lại giá thành trước khi chính thức đưa rao bán.
Hồi tháng 2, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã chứng khoán: CTG) chi nhánh Nam Thăng Long thông báo phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ theo hình thức bán đấu giá công khai với căn skyvilla diện tích 456,7m2 tại Vinhomes Metropolis. Căn hộ này từng được rao 105 tỷ đồng, được VietinBank đấu giá khởi điểm gần 60 tỷ đồng nhưng chưa nhận được hồ sơ đấu giá.
Đây là một trong rất nhiều tình huống ngân hàng bán thanh lý tài sản là bất động sản để thu hồi nợ. Với nhiều người có nhu cầu đầu tư hoặc mua để ở, liệu có nên xuống tiền mua những tài sản này hay không?
Ngoài những lợi ích về giá, pháp lý, khi mua bất động sản được ngân hàng phát mại cũng có 3 rủi ro lớn.
Thứ nhất là vấn đề đối với chủ sở hữu. Như đã phân tích ở trên, ngân hàng ban đầu sẽ tạo cơ hội cho chủ nhà được tự mở cửa bán nhà. Qua đó, thỏa thuận sẽ có sự tham dự của tất cả 3 bên gồm người bán (chủ nhà), ngân hàng và người mua nhà. Tuy nhiên, người mua nhà thanh lý sẽ phải gánh chịu những rắc rối phát sinh nếu là nhà trả góp, đổi chủ mà không có sự đồng ý hay ủy quyền từ phía ngân hàng.
Thứ hai là gặp nhiều khó khăn trong thực hiện thủ tục. Người mua cần phải có văn bản thỏa thuận và ủy quyền của nhiều bên liên quan khiến thủ tục có chút rối rắm, phức tạp. Do vậy sẽ phải mất rất nhiều công sức khi hoàn thành thủ tục thanh lý tài sản.
Thứ ba là dễ dính vào các vấn đề liên quan đến việc kiện tụng, tố cáo. Trường hợp này hay vấp phải do bên nhận vốn không đồng tình với bảng giá bán căn hộ phía ngân hàng đưa ra. Vì vậy cũng hay xảy ra những trường hợp khiếu nại, tố cáo khi mâu thuẫn xảy ra.
Nếu vẫn quyết tâm mua nhà, căn hộ ngân hàng thanh lý để nhằm hạn chế các nguy cơ xảy ra, người mua nên chú ý một số.
Đầu tiên là đảm bảo chắc chắn đó là nhà, căn hộ ngân hàng thanh lý. Với mức giá hợp lý, dạng bất động sản thanh lý thu hút sự chú ý của cả người mua để ở lẫn người đầu tư. Lợi dụng cơ hội trên, không hiếm cò đất và giới kinh doanhbất động sản đã phù phép từ nhà bình thường trở thành nhà ngân hàng thanh lý để đánh lừa người mua.
Để đảm bảo không “tiền mất tật mang”, người mua nên nghiên cứu kĩ và xác định rõ ràng bằng cách đến thẳng ngân hàng hoặc tìm kiếm thông tin trên trang website chính thống của ngân hàng.
Cuối tháng 2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo đấu giá tài sản khoản nợ được thế chấp bằng đất của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bắc Giang. Đây là lần rao thứ 14 của ngân hàng về bất động sản tại Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9, TPHCM của công ty này. Theo đó, giá khởi điểm lần này hơn 235 tỷ đồng.
Mới đây, BIDV cũng thông báo bán đấu giá lần thứ 7 đối với một loạt đất bất động sản của công ty Thành Vinh. Theo đó, các tài sản được ngân hàng này chào bán gồm quyền sử dụng của 4 thửa đất (diện tích 132,1m2/thửa) tại Quy Nhơn và tài sản gắn liền với đất gồm nhà xưởng cùng các cơ sở hạ tầng liên quan. Giá khởi điểm là hơn 3,53 tỷ đồng, giảm gần 30% so với lần đầu ngân hàng này rao bán.
Ngân hàng này cũng thông báo đấu giá tài sản chủ yếu là đất của Công ty Cổ phần Lisemco tại Hải Phòng với giá khởi điểm hơn 57,7 tỷ đồng.
Ngày 2/3, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Bắc Phú Thọ thông báo lần thứ 18 đấu giá khoản nợ Công ty Cổ phần Giấy BBP. Theo đó, toàn bộ tài sản gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xe và 2 quyền sử dụng đất có diện tích 31.867 m2 (Phù Ninh, Phú Thọ). Giá khởi điểm hơn 64 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 24/2, VietinBank Bắc Sài Gòn thông báo lần 2 bán khoản nợ Công ty CP Tấn Lộc giá trị 45,5 tỷ đồng; VietinBank Chi nhánh Quận 10 TPHCM xử lý bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH xây dựng – sản xuất – thương mại xuất nhập khẩu Tân Âu Cơ hơn 126 tỷ đồng.
Ngân hàng Agribank tiếp tục rao bán lần thứ 4 đối với hai tài sản gồm quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quận Bình Tân, TPHCM. Mức giá khởi điểm của 2 tài sản này hơn 63 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với lần rao bán đầu tiên hồi giữa năm 2021.
Không chỉ 2 ngân hàng kể trên, nhiều ngân hàng khác như TPbank, VietcomBank, MB, Sacombank,… cũng đang rao bán hàng loạt tài sản bảo đảm là bất động sản. Trong đó, không ít giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được chào bán nhiều lần nhưng chưa có người mua.
Thống kê, khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng hiện nay là bất động sản. Do đó, nhà đất thường là tài sản được các ngân hàng đem ra phát mại nhiều nhất. Tuy nhiên, việc thanh lý không phải lúc nào cũng diễn ra dễ dàng.
Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, trước đây bất động sản phát mại khó lọt ra ngoài cho người dân vì có đội chuyên mua gom. Thế nhưng, thị trường bất động sản gặp khó về thanh khoản, thậm chí khó vay ngân hàng nên kể cả “món ngon” phát mại cũng không còn hấp dẫn trong thời điểm.
Tổng Hợp
(Tiền Phong, Dân Trí)