Nhu cầu về bất động sản luôn có, chỉ cần tháo đúng điểm nghẽn, thanh khoản thị trường sẽ tăng trở lại. Nhiều nhân viên môi giới bất động sản mong muốn sớm trở lại thời kỳ “vất vả”.
Trải qua nửa đầu năm 2022 tươi sáng, nửa cuối năm đìu hiu, mong muốn đầu xuân của nhiều môi giới là kỳ vọng thị trường sớm phục hồi để có công ăn việc làm trở lại.
May mắn không nằm trong số những lao động bị kết thúc hợp đồng vào tháng 10 năm rồi, nhưng từ đó đến nay anh Quốc Thái (28 tuổi, quận 8) cũng không nhận được đồng lương nào và cũng không có thưởng trong dịp Tết. Kỳ vọng năm mới của Thái là thị trường sẽ sớm tốt lên, nếu tốt nhất là quý 2 năm nay thị trường có chuyển biến, các chính sách quản lý ổn định để hoạt động mua bán lại bình thường.
Hiện tại đã ra Tết, công ty chưa có thông báo gì mới nên Thái vẫn đang phải kiếm thêm công việc bán thời gian làm tạm thời để có thu nhập. Anh cũng thường xuyên quan sát thị trường, duy trì liên hệ với các khách hàng trước đó để nắm bắt tình hình cũng như duy trì nguồn khách cùng các kỹ năng bán hàng, marketing. “Tôi chỉ mong công ty sẽ sớm có thông báo triển khai dự án mới để có nguồn hàng giao dịch, có công ăn việc làm cho các nhân viên sale không tiếp cảnh ngồi chơi xơi nước”, Thái chia sẻ.
Người nghèo thì cố làm cho khá, khá lại cố dành dụm ít tiền để mua một căn hộ, hay một căn nhà, một mảnh đất. Nơi che mưa che nắng cho mình và người thân. Người giàu thì muốn đầu tư, muốn sở hữu thật nhiều đất đai.
Trải qua một năm 2022 nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp BĐS phải tái cơ cấu lại mô hình, tinh giản bộ máy nhân sự hoặc cho nhân viên nghỉ tạm thời. Dữ liệu của Bộ Xây dựng đến đầu năm nay cho thấy cả nước có hơn 1.100 sàn giao dịch BĐS đang hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, con số thống kê không đầy đủ chỉ ra khoảng 10.000 nhân viên môi giới đã nghỉ việc hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống.
Nếu có gia đình thì cũng muốn mua thêm vài căn nhà, ít mảnh đất cho con cái sau này. Trường hợp chưa có gia đình thì cũng không muốn phải ngập ngừng khi bạn gái bạn hỏi: “Chúng ta lấy nhau về rồi ở đâu?”.
Nhu cầu sở hữu bất động sản thì vẫn luôn hiện hữu, nhưng thị trường đang rất khó khăn. Sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền, thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, trong khi thừa nhà ở cao cấp. Mặt khác, giá nhà tăng liên tục, vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.
Để gỡ khó cho thị trường, thời gian qua, Chính phủ đã có hàng loạt chỉ đạo quyết liệt và kịp thời. Điều này tạo ra những thay đổi căn bản để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản. Cụ thể, bên cạnh việc yêu cầu sửa đổi Nghị định 65/2022 về phát hành, chào bán trái phiếu riêng lẻ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Tổ trưởng, các Tổ phó và thành viên là lãnh đạo nhiều bộ, ngành khác. Ngoài ra, Thủ tướng còn ban hành 3 công điện liên tiếp vào giữa tháng 12/2022 với các chỉ đạo quyết liệt, sát sao nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản. Bên cạnh đó, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được cung ứng đầy đủ theo mục tiêu, linh hoạt và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, yêu cầu về việc giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật sẽ được đặt lên hàng đầu.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tâm lý của doanh nghiệp và thị trường đang dần được phục hồi và vững tâm hơn để vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp đang tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.
“Động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, cam kết của ngân hàng về hạ lãi suất… sẽ góp phần ‘phá băng’ thị trường địa ốc, khơi thông thanh khoản, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Đồng thời, hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn trong thời gian tới”, ông Phi, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM chia sẻ.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho rằng, thị trường bất động sản cần phải điều chỉnh, đó là trò chơi đầu cơ đừng say mê quá. Đầu cơ không xấu, nhưng nếu quá đà thì sẽ tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc. Một nền kinh tế cần phải chuyển đổi từ đầu cơ sang đầu tư. Đồng thời, thị trường cũng phải tránh sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà. Khi đó, bất động sản mới có tương lai, có độ vững chắc dài hạn tốt hơn.
Tổng Hợp
(Đầu Tư Chứng Khoán, Realtimes)