Trong bối cảnh có nhiều biến động về tài chính, tín dụng, người mua lại càng thận trọng trong việc “xuống tiền” vào bất động sản.
Thị trường bất động sản sẽ rơi vào trầm lắng trong ít nhất 6 tháng tới. Những người trước kia đã phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án bất động sản có thể sẽ phải bán dự án để có tiền trả nợ. Chính vì thế, giá bất động sản trong thời gian sắp tới sẽ giảm. Trong vòng 6 tháng tới, thanh khoản sẽ rất thấp. Room tín dụng của các ngân hàng ngày càng khắt khe, dẫn đến khát vốn. Các nhà kinh doanh bất động sản không đủ tiền để hoàn thành dự án. Lãi suất tăng cao, chính người dân cũng không đủ điều kiện để mua nhà.
Có một chỉ số các ngân hàng thường dùng để xem xét khả năng trả nợ của người mua nhà đó là tỷ lệ nợ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng. Nếu mức nợ vượt quá 60% thì ngân hàng sẽ khó duyệt khoản vay.
Ngoài việc các nhà kinh doanh bất động sản thiếu vốn, những vụ đại án đang gây nên tình trạng đóng băng của thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu. Khi không có vốn thì không có tiền hoàn thành dự án. Nhất là các dự án bất động sản cao cấp ở trong các khu đô thị lớn. Điều này có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các phân khúc khác.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại các sàn giao dịch bất động sản hiện nay, những nhà đầu tư lướt sóng đều vắng bóng. Người dân có nhu cầu thật sự sẽ quyết định mức giá “thật” của các sản phẩm bất động sản. Khi ấy, tình trạng “bong bóng”, “thổi giá” sẽ không tồn tại, mức giá trở nên tích cực hơn và sẽ được điều tiết về giá trị, nhu cầu của người mua, từng bước cân bằng thị trường. Đây cũng là mặt tích cực của việc thanh lọc thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng cũng giống như bất kỳ quốc gia mới nổi khác trên thế giới, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần phải trải qua quá trình thanh lọc thị trường bất động sản, cần có quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ các nhà đầu tư. Do đó, ông cho rằng đây là cách mọi thứ nên được diễn ra.
“Điều chúng ta cần kỳ vọng là quá trình điều chỉnh sẽ giúp môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện theo hướng minh bạch và phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều quốc gia khác đã trải qua quá trình tương tự nên chắc chắn sẽ gây ra một số vấn đề với kỳ hạn nợ và quá trình trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phải tìm đến những nguồn vốn khác trong trung và ngắn hạn”, Ông Troy Griffiths cho hay.
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM các tháng cuối năm cho thấy, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Tỷ lệ hấp thụ cũng giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phân khúc nhà ở tại TP.HCM ghi nhận sự mất cân đối giữa nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm này đến từ một vài nguyên nhân. Đơn cử như nguồn cung mới cho thị trường rất nhỏ giọt, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 2.500 căn hộ. Tỷ lệ hấp thụ cũng chỉ ở mức 20% so với mức độ thông thường trước đây là 60 – 70%.
Tỷ lệ hấp thụ cao của những năm trước được thúc đẩy bởi nguồn cung ở phân khúc nhà ở hạng C với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, đến nay xu hướng này đã thay đổi với 80% nguồn cung đến từ phân khúc hạng A và B, chỉ có 20% là căn hộ hạng C phù hợp với nhu cầu chính của thị trường.
Dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Giá bán có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết mua lại…
Từ nhận định về diễn biến của thị trường địa ốc hiện tại, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, bất động sản sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn. Nhưng có một yếu tố quan trọng có thể thấy là sẽ không có diễn biến “bong bóng” như trước đây. Khó khăn này được xem như là cơ hội để thị trường bất động sản định hình giá trị thực, thanh lọc thị trường giúp nhiều người dân có thể chạm tay vào giấc mơ sở hữu bất động sản cũng như trở thành kênh đầu tư tiềm năng hơn cả.
Thời gian qua, thị trường bất động sản TP.HCM đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi dòng vốn tín dụng bị thắt chặt, pháp lý dự án liên tục vướng mắc khiến nguồn cung, thanh khoản sụt giảm kỉ lục. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều biến động về tài chính, tín dụng, người mua lại càng thận trọng trong việc “xuống tiền” vào bất động sản.
Thời điểm này những năm trước, tại TP.HCM, các giao dịch tăng trưởng sôi động, từ chung cư cho tới đất nền. Tuy nhiên, năm nay khi kinh tế có nhiều biến động, người mua càng thận trọng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền cũng như khả năng thanh khoản.
Trong bối cảnh khó khăn nên sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả. Diễn biến thị trường giai đoạn này có thể sẽ xảy ra ở dạng khủng hoảng khác so với 10 năm trước đây. 10 năm trước đây, khi bất động sản lâm vào khó khăn, lập tức NHNN hạ lãi suất. Vào thời điểm đó rất nhiều ngân hàng cho vay rộng tay, đưa cả nền kinh tế vào tình trạng nợ xấu rất lớn.
Hiện tại nguồn vốn bị siết lại, dẫn đến khủng hoảng không giống như trước nhưng sẽ tác động mạnh đến thanh khoản của thị trường. Thay vì mở rộng như 10 năm trước thì thị trường đang co cụm lại. Việc này sẽ tác động đến nền kinh tế bởi bất động sản là một trong những trụ cột mà nếu nó rơi vào khủng hoảng thì nền kinh tế tất nhiên cũng bị ảnh hưởng theo.
Tổng Hợp
(Dân Việt, CafeLand)