Trên thực tế, khó khăn của người này đôi khi trở thành cơ hội của người khác. Vì thế, giai đoạn khó khăn hiện tại có thể là cơ hội cho những doanh nghiệp mới nổi khi nhiều doanh nghiệp tên tuổi chìm xuống. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển cụ thể, nắm rõ chu kỳ phát triển của thị trường.
Đầu tư triển khai dự án bất động sản thường phải có kế hoạch sử dụng những khoản đầu tư lớn và dài hạn, trên thế giới, ngoài vốn của doanh nghiệp, kênh dẫn vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản đến từ thị trường tài chính.
Tại Việt Nam, còn có thêm một kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản đó là tiền trả trước của người mua. Tức doanh nghiệp bán sản phẩm hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, không phải ngay từ khi bắt tay vào dự án, doanh nghiệp bất động sản đã có thể thu về khoản tiền trả trước. Muốn bán được sản phẩm hình thành trong tương lai, doanh nghiệp buộc triển khai dự án cơ bản và phải thỏa mãn nhiều điều kiện được quy định rất cụ thể tại Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai. Đơn cử như phải hoàn thiện xong phần móng đối với nhà chung cư; phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với nhà ở riêng lẻ…
Chính vì vậy, doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam vẫn phải đi tìm nguồn vốn sẵn có trên thị trường tài chính – vốn tín dụng ngân hàng, giống như các nước trên thế giới.
Bày tỏ quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cũng cho rằng, lúc này các doanh nghiệp cần phải linh hoạt đối tác, tái cấu trúc, bên cạnh mục tiêu hướng tới, hãy bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số, cung cấp thông tin, dữ liệu về thị trường, giúp thị trường bất động sản minh bạch, phát triển bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Đồng thời, tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới, khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.
Về mặt chính sách, Chính phủ đang hỗ trợ rất nhiều cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và phân khúc trung cấp. Ngoài ra, Chính phủ vẫn tiếp tục triển khai nhiều gói hỗ trợ vốn, đầu tư công đủ lớn, phủ rộng không chỉ có đối tượng là doanh nghiệp, người lao động. Do đó, các doanh nghiệp vẫn có thể tin v
Theo TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh khó khăn, thuận lợi đan xen, doanh nghiệp bất động sản cần tận dụng tối đa nguồn lực nội tại cũng như hỗ trợ từ bên ngoài, tiết giảm tối đa chi phí hoạt động và có kế hoạch giữ chân người lao động, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.
“Tóm lại, để tăng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp bất động sản cần áp dụng mô hình 6Rs, bao gồm Respond (thích ứng linh hoạt); Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt); Restructure (đẩy mạnh tái cấu trúc); Re-invent (đổi mới, sáng tạo); Risk Management (tăng cường quản lý rủi ro) và Resilience (tăng sức đề kháng, hay nói cách khác là tăng khả năng chống chịu các cú sốc)”, ông Lực khuyến nghị, đồng thời lưu ý rằng, cũng cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023 và các nghị quyết gần đây của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ để tận dụng cơ hội từ các chính sách đầu tư công.
“Để giải quyết khó khăn về tài chính, các chủ đầu tư trong nước có thể xem xét thêm nguồn vốn nước ngoài hoặc các đối tác liên doanh. Dựa trên tình hình hiện tại, dự báo năm 2023, thị trường sẽ chuyển biến chậm, phân khúc nhà ở duy trì mức thanh khoản ổn nhưng nguồn cung vẫn hạn chế và tiếp tục vắng bóng sản phẩm vừa túi tiền. Trong khi đó, các phân khúc bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê… dư địa khai thác vẫn rộng mở khi các doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh”, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savill Việt Nam nhận định.
Năm 2022 là năm đầy thách thức với nền kinh tế nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng, bởi nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của dịch bệnh, vướng mắc pháp lý dự án chậm được tháo gỡ, nguồn cung khan hiếm do việc cấp phép dự án bị siết chặt… và trở ngại càng tăng thêm do dòng vốn vào thị trường bị chặn lại, khi cả kênh tín dụng bất động sản lẫn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp đều bị hạn chế.
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngành địa ốc đã chủ động tái cơ cấu bộ máy, sản phẩm theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực, đồng thời thúc đẩy hoàn thiện pháp lý dự án để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Cùng việc đa dạng các kênh huy động vốn, tránh lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, một lời khuyên khác được các chuyên gia đưa ra cho doanh nghiệp bất động sản thời điểm hiện tại là nhanh chóng tái cơ cấu sản phẩm, hướng đến các phân khúc đáp ứng nhu cầu thật.
Tổng Hợp
(Tin Nhanh Chứng Khoán, Reatimes)