Thanh khoản thị trường có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này, với giá trị giao dịch bình quân giảm từ 26.299 tỷ đồng/phiên trong tháng 4 xuống còn 12.133 tỷ đồng/phiên trong tháng 11. Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một năm nhiều biến động…
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khẳng định, sau 22 năm vận hành, thị trường chứng khoán (TTCK) được đánh giá đang dần hoàn thiện và phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế với quy mô huy động vốn giai đoạn 2016-2021 tăng trưởng bình quân 28,5%/năm.
Hơn một tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến những đợt biến động rất mạnh, đi ngược với xu hướng của thế giới, giá trị giao dịch ngày càng sụt giảm… khiến cả giới đầu tư lẫn chuyên gia đều ngỡ ngàng. Bởi kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định; biến động tỉ giá, lãi suất trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý và doanh nghiệp niêm yết vẫn làm ăn bình thường.
Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 17,08% GDP, gấp 10,2 lần năm 2011 (vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 1191/QĐ-TTg là 7% GDP vào năm 2020).
UBCKNN cho biết, trong giai đoạn hơn 10 năm qua, TTCK Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng giá trị vốn hóa cao nhất trong khu vực ASEAN (tăng trưởng vốn hóa trên Sở Giao dịch chứng khoán Phillipines (PSE) là 13,3%; Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) là 13,1%; Sở Giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) là 10,1%; Sở Giao dịch chứng khoán Malaysia là 5% và Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) là 3,8% trong cùng giai đoạn).
Tính đến ngày 24/11, chỉ số VN-Index đạt 947,71 điểm, giảm 36,7% so với cuối năm 2021. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM ước đạt 4,93 triệu tỷ đồng, giảm 36,6% so với cuối năm 2021, tương đương 58,1% GDP.
Tính đến cuối tháng 10, thị trường có 755 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và 860 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 12,14% với cuối năm 2021, tương đương 23,2% GDP.
Thanh khoản thị trường có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này, với giá trị giao dịch bình quân giảm từ 26.299 tỷ đồng/phiên trong tháng 4 xuống còn 12.133 tỷ đồng/phiên trong tháng 11. Tính chung từ đầu năm đến ngày 24/11, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.620 tỷ đồng/phiên, giảm 22,5% so với bình quân năm 2021.
Dưới sự biến động của nhiều yếu tố trong, ngoài nước, chứng khoán Việt Nam chịu tác động không nhỏ theo xu hướng chung của TTCK các nước. Trong năm 2022, TTCK đã trải qua những phiên điều chỉnh giảm mạnh bắt đầu từ tháng 4 và tiếp tục nằm trong xu hướng giảm điểm cho tới nay, trong đó có những nhịp phục hồi ngắn hạn vào tháng 5 và tháng 8.
Không thể chủ quan với áp lực nguồn cung cổ phiếu T+2,5. Nếu như thị trường tràn trề niềm tin về triển vọng tăng giá ở cuối phiên sáng thì đến nửa sau của phiên chiều 19/12, tình hình trở nên trái ngược hoàn toàn.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, phụ trách điều hành Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Bộ Tài chính khuyến nghị các công ty thành viên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, có trái phiếu đến hạn năm 2023 lắng nghe và tiếp tục tạo niềm tin thị trường bền vững.
“Bộ Tài chính sẽ tổng hợp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Chính phủ để đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để làm sao củng cố niềm tin của thị trường, đưa thị trường tiếp tục phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư để các nhà đầu tư, đồng thời cũng yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm một cách đầy đủ với các nhà đầu tư theo những gì mà doanh nghiệp đã cam kết”, ông Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Các chuyên gia còn chỉ ra một vấn đề bất thường của TTCK thời gian qua là việc hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu cổ phiếu của lãnh đạo các DN niêm yết bị bán giải chấp liên tục do vi phạm tỉ lệ ký quỹ khiến áp lực giảm lây lan ra cả thị trường, dẫn tới những sự sụt giảm mạnh chưa từng có, nhà đầu tư nhỏ lẻ thiệt hại nặng nề, “trở tay không kịp”. Chuyên gia kinh tế – TS Đinh Thế Hiển nhận định lãnh đạo các DN niêm yết là “ngọn hải đăng” của DN để các cổ đông, nhà đầu tư chọn lựa khi mua cổ phiếu.
“Nhất cử nhất động của HĐQT và ban tổng giám đốc đều phải công bố thông tin nhằm bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư và cổ đông. Thời điểm chứng khoán tăng mạnh, không ít cổ phiếu của DN bất động sản không có kết quả kinh doanh đột biến, khả quan nhưng vẫn tăng liên tục, thậm chí lập đỉnh liên tiếp là quá vô lý. Do đó, cần phải có thêm quy định kiểm soát hoạt động mua bán cổ phiếu của các DN niêm yết để tránh trục lợi cổ phiếu, thiệt hại cho nhà đầu tư nhỏ lẻ” – TS Đinh Thế Hiển nói.
Tổng Hợp
(VOV, Dân Trí, Người Lao Động)