Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người trông chờ vào một đợt giảm giá bất động sản như cách đây 10 năm để có thể mua được nhà.
Dưới góc độ là người làm xây dựng trên thị trường, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng thị trường bất động sản 2022-2023 rất khác so với khủng khoảng năm 2012-2013.
Giai đoạn 2012-2013, theo ông Hiệp đánh giá là cuộc khủng hoảng từ khi có rất nhiều dự án, nhà nhà làm bất động sản, công ty nào cũng đầu tư bất động sản. Khi hàng dư thừa, sức mua kém sẽ xảy ra hiện tượng giảm giá.
Ông Hiệp cho biết bản thân doanh nghiệp của ông phải giảm giá từ 24 triệu đồng/m2 xuống còn 22 triệu đồng/m2 tại dự án Nam Đô cùng với việc hoàn thành tiến độ thì mới bán hết được tại thời điểm đó.
Ngược lại, hiện nay thị trường bất động sản không có hàng nên dù sức mua giảm thì giá không giảm và vẫn neo cao.
Chuyên gia đến từ Hiệp hội Nhà thầu còn cho biết hiện nay giá vật liệu xây dựng, giá nhân công đều tăng lên, Luật đất đai sắp tới đưa giá đất sát giá thị trường. Từ tháng 7/2023, tiền lương cơ bản cũng được nâng lên, nên đơn giá nhân công cũng sẽ tăng lên.
“Vì vậy, suất đầu tư xây nhà thấp tầng hiện là 6 triệu đồng/m2, nhà cao tầng là 13-14 triệu đồng/m2 và tiếp tục tăng lên. Cho nên không thể hy vọng giá nhà xuống được, giá nhà chỉ có tăng lên thôi”, ông Nguyễn Quốc Hiệp khẳng định.
Mức giá 1,8 tỷ đồng/căn được các chuyên gia đánh giá khó khả thi. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người trông chờ vào một đợt giảm giá bất động sản như cách đây 10 năm để có thể mua được nhà.
Trên thực tế, có những giai đoạn thị trường chững lại nhưng giá không hề giảm. Hiện nay trên thị trường giao dịch trầm lắng nhưng nhiều bên đều đang găm hàng, không ai bán ra với bối cảnh nguồn cung hạn chế.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là năm 2022 sẽ kết thúc. Thị trường nhà ở trên toàn cầu đã rơi vào trầm lắng khi lãi suất điều hành của nhiều ngân hàng trung ương tăng mạnh. Người mua nhà khắp thế giới hy vọng năm mới sẽ đến cùng với sự sự khởi sắc trong lĩnh vực bất động sản.
Thị trường bất động sản phía Nam thanh khoản kém, hàng bán ra trên thị trường thứ cấp nhiều, lực cầu yếu, khá nhiều nhà đầu tư giảm giá do ngộp tài chính và các chủ đầu tư cũng đã xuất hiện một số trường hợp chiết khấu cao 40-50%, khuyến mãi giá trị hàng trăm triệu đồng.
Làn sóng xả hàng, giảm giá trong năm 2022 chỉ mới ở thời kỳ đầu, năm 2023 dự kiến các khó khăn tài chính có thể trở nên nặng nề hơn và các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính mất khả năng thanh toán sẽ phải giảm giá bất động sản để tái cơ cấu danh mục. Năm 2023 có thể là giai đoạn nhiều nhà đầu tư phòng thủ, giữ tiền mặt nhiều hơn để chờ cơ hội săn hàng giá tốt.
Giá chào bán bất động sản thường phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau: vị trí tài sản, kết nối hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, quy hoạch, pháp lý và tâm lý của người bán. Trong nửa thập niên qua, giá bất động sản đã tăng nóng bởi nhiều lý do sốt đất, trượt giá, lãi suất (chi phí cơ hội), tác động của yếu tố quy hoạch hạ tầng và tâm lý đẩy giá lên cao cũng phổ biến trong cộng đồng nhà đầu tư.
Vì vậy, khi thị trường khó khăn về thanh khoản kéo dài, các chủ tài sản sẵn sàng giảm giá bán rơi vào 2 tình huống. Thứ nhất giảm giá bán nhưng không lỗ, chỉ giảm lời. Thứ hai, giảm giá bán để cơ cấu dòng tiền đang thiếu hụt, có thể hoàn vốn (lỗ mất chi phí lãi vay) hoặc lỗ nhiều hơn nếu dùng đòn bẩy tài chính quá đà.
Tổng Hợp
(VnE, vnExpress)