Nếu dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65 được thông qua sẽ tạo thêm không gian, thời gian cho các tổ chức phát hành tái cơ cấu tình hình tài chính, thoả thuận lại với các trái chủ, hoán đổi tài sản từ trái phiếu sang các tài sản khác.
Sau khi ghi nhận thực tế cấp bách trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 về phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Trong giai đoạn Nghị định 65 được đưa ra lấy ý kiến, nhiều chuyên gia nhìn nhận quy định về trái phiếu doanh nghiệp càng sửa càng có xu hướng siết chặt thêm. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cho rằng, do một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để trục lợi (có doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có giá trị gấp 47 lần vốn chủ sở hữu, lách quy định để bán cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp…), cơ chế giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm chưa chặt chẽ nên mới gây ra hệ luỵ như vụ việc Tân Hoàng Minh, còn bản chất Nghị định 153/2020/NĐ-CP là một nghị định tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đó cũng là lý do tại cuộc họp bàn “giải cứu” thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính tổ chức với sự tham gia của 7 công ty chứng khoán và 32 doanh nghiệp phát hành trái phiếu hôm 23/11/2022, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị sửa Nghị định 65. Thậm chí, có ý kiến cho rằng nên quay lại áp dụng Nghị định 153 nhưng có thêm cơ chế giám sát thị trường, chứ không phải đặt thêm điều kiện phát hành.
Dòng tiền khối ngoại đang là một chỉ báo tốt. Trong vòng gần 2 tháng qua, lượng mua ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam đạt khoảng 1 tỷ USD, chủ yếu đến từ nhà đầu tư Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ. Theo thống kê, đây là đợt mua ròng lớn nhất 10 năm qua của khối ngoại trên thị trường.
Giới chuyên gia cho rằng, giai đoạn hiện nay, động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không còn khó đoán nữa, bối cảnh vĩ mô thuận lợi, các yếu tố ủng hộ dòng tiền vào thị trường cận biên và mới nổi như tỷ giá USD đã ổn định trở lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lãi suất kỳ vọng khoảng 5% trong năm nay và năm sau, đặc biệt họ đặt cược rằng khó khăn về thanh khoản sẽ được giải quyết nên mạnh dạn giải ngân.
Những vi phạm liên tiếp đã làm niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm đáng kể, nhà đầu tư cá nhân cũng đã trở nên e ngại hơn sau các vụ việc vừa qua. Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022 đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với phát hành TPDN riêng lẻ (trong tháng 10/2022, chỉ có 1 đợt phát hành TPDN trị giá 210 tỷ VND, giảm 99% so với tháng trước). Đồng thời, nguồn vốn tín dụng dành cho đối tượng này là không nhiều do phải ưu tiên cho sản xuất kinh doanh và trong bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng vẫn khoảng 14-15% để kiểm soát lạm phát và thanh khoản hệ thống TCTD;
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu tổ chức phát hành nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, trường hợp khó khăn cần chủ động đàm phán với nhà đầu tư thông qua hình thức như gia hạn, điều chỉnh lãi suất, hoán đổi tài sản, hạ giá sản phẩm…
Yêu cầu công ty chứng khoán rà soát toàn diện hoạt động kinh doanh, môi giới, phân phối, bảo lãnh, tư vấn, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có nguy cơ ảnh hưởng tới chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty và tính ổn định của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán có hình thức cam kết như bảo lãnh, mua lại trái phiếu… để giải quyết quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.
Nhưng ông Cấn Văn Lực bổ sung thêm, về lâu dài, cơ quan quản lý phải tăng cường củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng cường giáo dục tài chính. Mặt khác, đội ngũ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cần được phát triển mạnh hơn. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài và phát triển các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong nước (gồm cả công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mở, quỹ hưu trí…).
“Các tổ chức này có đủ nguồn lực cũng như kiến thức tài chính để có thể phân tích thị trường một cách chính xác hơn, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên những căn cứ khoa học”, ông Lực nói.
Sau khi nghe các kiến nghị, giải pháp, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận để thị trường phát triển đúng nghĩa thì cần sự đồng lòng của tất cả các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, trách nhiệm quan trọng hơn cả phải thuộc về các doanh nghiệp phát hành.
“Thị trường đang thiếu đi niềm tin vào các tổ chức phát hành. Do đó, bản thân doanh nghiệp phát hành có thể không cần minh bạch với thị trường nhưng cần minh bạch với nhà đầu tư. Để làm được vậy thì họ phải tự thuê kiểm toán độc lập, phải xếp hạng tín nhiệm… Khi niềm tin trở lại thì thị trường cũng tự khôi phục”, ông Chi nhấn mạnh.
Tổng Hợp
(Tuổi Trẻ, Tin Nhanh Chứng Khoán, VnE)