Khoảng thời gian mà nhiều diễn đàn, hội nhóm được lập ra với chủ đề “bỏ phố về rừng”, hiện tại làn sóng rao bán đất farmstay, đất nghỉ dưỡng diễn ra sôi động trong hội nhóm, diễn đàn.
Khảo sát trên hội nhóm, nhiều farmstay đã hoàn thiện cơ bản các hạng mục về nhà, vườn và hệ thống cây trồng đang được rao bán. Thậm chí, một số farmstay được rao bán cắt lỗ do chủ cần tiền gấp.
Một môi giới khu vực Hoà Bình kể, thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhất là giai đoạn khoảng thời gian an toàn giữa các đợt dịch, trung bình mỗi tuần, môi giới này dẫn 3 đến 5 lượt khách đi xem. Một tháng, số lượng giao dịch chốt thành công lên tới con số 3. Thậm chí thời điểm tốt, có tháng, môi giới này thực hiện 6 giao dịch mua – bán thành công. “Khách nhắn tin hỏi rất nhiều. Vì mua đất ở Hoà Bình khá rẻ, chỉ vài trăm triệu đã có thể mua lô đất từ 500m2 trở lên. Đúng thời điểm này, người người, nhà nhà muốn về rừng làm vườn, trồng cây”.
Ngay cả việc học của con, việc tiếp cận với chương trình học tiên tiến, cơ sở vật chất tốt, các môn năng khiếu như vẽ, đàn, thể thao khác thì trong trung tâm Hà Nội vẫn phát triển. Đó là lý do mà họ không còn thời gian để quản lý vận hành farmstay và buộc phải bán. Vì để càng lâu, khấu hao càng lớn. Hiện tại, du lịch mở cửa, người dân có nhu cầu đi máy bay, đi các vùng khác có nhiều cảnh đẹp hơn”.
Cũng theo anh Phạm Thuật, một lý do khác mà nhiều người rao bán bởi tình hình kinh tế khó khăn, nhiều nhà đầu tư, thậm chí cả những người làm ăn kinh doanh đang thiếu vốn. Họ buộc phải bán farmstay hay resort đi để trả nợ, thu hồi lại dòng tiền.
“Xu hướng bán farmstay về phố còn sẽ diễn ra mạnh trong năm 2023 khi áp lực gồng nợ lãi lớn, công việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn”, anh Thuật nói.
Trước đó, TS.Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế từng dự đoán làn sóng bỏ phố về rừng sẽ nhanh chóng tàn bởi khi đã quen cuộc sống tiện nghi ở phố thì việc bỏ về nơi hoang vắng khiến người dân thành thị khó làm quen được với môi trường sống mới.
Theo vị chuyên gia này, đất mua làm farmstay, homestay sẽ là phân khúc “đóng băng” sớm, do không đáp ứng nhu cầu ở thực.
Ngay khi xuất hiện các trào lưu mới thì các thồng tin về rủi ro và nguy cơ cũng được bàn luận rất nhiều. Tuy nhiên, với nhiều người thì những nguy cơ này không sánh được với mức lợi nhuận mà họ kiếm được. Với những nhà đầu tư chuyên lướt sóng thì trào lưu vừa là thời cơ vừa là canh bạc để kiếm lời.
Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ đã được cá chuyên gia chỉ ra thời điểm phong trào này nở rộ. Theo đó, đây không phải là loại hình kinh doanh quá tiềm năng.
Trào lưu này bùng phát khi nhiều người phải ở trong nhà quá lâu để phòng chống dịch nên có tâm lý muốn được “tháo cũi, sổ lồng” sau dịch. Nhiều người có tâm lý muốn bỏ công việc bàn giấy, về quê lao động tay chân tận hưởng không khí trong lành. Nhiều người quyết định xuống tiền đầu tư với suy nghĩ vừa để ở lâu dài vừa thu lời với 2 nguồn thu nhập: khách du lịch và bán nông sản.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng đủ kiến thức và kỹ năng để vận hành các mô hình này. Việc thay đổi phương thực làm việc từ trí óc sang lao động tay chân cường độ cao không ai cũng thích nghi được. Kết quả là chất lượng nông sản không đảm bảo, khó kiếm lời.
Còn với loại hình chú trọng khách du lịch, có nhiều lý do để khách không lựa chọn một dịch vụ lưu trú bao gồm: vị trí thiếu thuận tiện, chất lượng dịch vụ không cao và số lượng cơ sở quá nhiều,…Nếu không đáp ứng được các nhu cầu trên thì các cơ sở kinh doanh farmstay khó có thể cạnh tranh được trong cơn bão “trào lưu”
Phương án xây dựng nơi để ở lâu dài cũng thiếu bền vững khi khó tiếp cận các tiện ích nội đô công cộng như bệnh viện, công ty,… Các chuyên gia chỉ ra tâm lý “bỏ phố về quê” xuất hiện khi người dân được làm việc ở nhà, nhiều thời gian nhàn rỗi. Tâm lý này sớm thay đổi khi dịch bệnh qua đi, nhịp sống trở lại bình thường, hình thức làm việc online dần kết thúc. Các giao dịch, thủ tục phải thực hiện trực tiếp do đó việc ở xa trung tâm sẽ gặp nhiều bất lợi.
Tổng Hợp