Giá bán USD trong một số ngân hàng đã hạ nhiệt, không còn niêm yết ở mức trần cho phép. Đồng USD sau một tuần giảm điểm chưa có dấu hiệu sẽ phục hồi…
Các chuyên gia cho rằng, những lo ngại về suy thoái kinh tế và sự hỗn loạn trên thị trường tiền điện tử đã kích hoạt cho đợt tăng giá của vàng vào tuần trước. Bên cạnh đó, dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự đoán cũng tiếp thêm động lực cho kim loại quý này khi thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ chậm lại tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Mặc dù vàng đã đạt được mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 7/2020, một số nhà phân tích vẫn cho rằng đà bứt phá của kim loại quý chưa dừng lại. Chiến lược gia thị trường cấp cao Frank Cholly của RJO Futures dự báo vàng sẽ chạm mức 1.830 USD/ounce trong tuần này.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhà phân tích đều kỳ vọng đà tăng của vàng sẽ kéo dài. Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management cho rằng xu hướng của vàng vẫn tăng trong dài hạn nhưng sẽ có đợt giảm nhẹ vào tuần tới.
Giá bán USD trong một số ngân hàng đã hạ nhiệt, không còn niêm yết ở mức trần cho phép. Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.575-24.855 đồng/USD (mua – bán), trong khi BIDV giao dịch ở mức 24.625-24.845 đồng/USD, Eximbank cũng niêm yết ở mức 24.580-24.840 đồng/USD.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giảm còn 25.020-25.120 đồng/USD (mua – bán), giảm 130 đồng chiều mua và 130 đồng chiều bán.
Đồng USD sau một tuần giảm điểm chưa có dấu hiệu sẽ phục hồi. Sáng nay, chỉ số USD-Index đạt 106,7 điểm, dù tăng 0,53% song vẫn giảm hơn 3% so với tuần trước.
Tỷ giá trung tâm kết thúc ngày hôm qua được Ngân hàng Nhà nước niêm yết tại mức 23.678 đồng/USD, giảm 5 đồng so với cuối tuần trước. Với biên độ 5% hiện tại, các ngân hàng được phép giao dịch ở mức thấp nhất 22.494 đồng/USD và cao nhất 24.861 đồng/USD.
Còn Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn niêm yết giá bán USD cho các ngân hàng thương mại ở 24.860 đồng/USD.
Quan sát của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, trạng thái thanh khoản ngắn hạn của hệ thống ngân hàng tiếp tục được điều tiết linh hoạt thông qua hoạt động thị trường mở (OMO).
Cụ thể, với việc có tới 48 nghìn tỷ đồng đáo hạn trong tuần trước, nghiệp vụ OMO vẫn được sử dụng xuyên suốt tuần với tổng khối lượng là 23 nghìn tỷ đồng, ở kỳ hạn 14 ngày và lãi suất trúng thầu là 6%.
Kết tuần trước, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm về 81 nghìn tỷ đồng (từ mức 101 nghìn tỷ trong tuần trước đó). Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phát hành thêm tín phiếu và đưa khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu về mức 0.
Tổng cộng, NHNN đã hút ròng nhẹ 5,6 nghìn tỷ đồng thông qua hoạt động OMO.
Trên thị trường ngoại hối, NHNN đã có bước điều chỉnh hạ tỷ giá bán tại Sở GDNHNN lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay, mặc dù mức điều chỉnh khá hạn chế (giảm 10 đồng, về 24.860VND/USD).
Trong khi tỷ giá liên ngân hàng và trên thị trường tự do đều ghi nhận giảm 30 – 100 đồng sau động thái trên, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại vẫn duy trì ở mức kịch trần biên độ mới so với tỷ giá trung tâm, quanh mốc 24.880 VND/USD (tương đương mất giá 8,5% so với cuối năm ngoái).
“Điều này cho thấy áp lực tâm lý vẫn còn khá cao và NHNN cũng thực hiện việc bán USD từ dự trữ ngoại hối khá đều đặn với khối lượng vừa đủ nhằm cấp thanh khoản USD cho hệ thống”, chuyên gia SSI đánh giá.
Tổng Hợp