Thống kê với các doanh nghiệp trong nhóm VN30 cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, nhóm này đã tích trữ thêm 173.300 tỷ đồng tiền mặt, lên mức 1.828.700 tỷ đồng.
Việc các doanh nghiệp không mặn mà mua cổ phiếu quỹ trong giai đoạn này còn xuất phát từ những bất cập trong Luật Chứng khoán 2019 (khi việc mua cổ phiếu quỹ bắt buộc phải huỷ số lượng cổ phiếu đã mua và giảm vốn điều lệ tương ứng) mà Báo Đầu tư Chứng khoán đã đề cập. Nhưng không thể phủ nhận thực tế doanh nghiệp và người có liên quan ưu tiên “trữ thanh khoản” hơn là “đỡ giá” cổ phiếu.
Với nhóm doanh nghiệp bất động sản, câu chuyện gia tăng tiền mặt càng đặt ra trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh đang âm nặng, tín dụng bất động sản bị siết chặt và áp lực đáo hạn trái phiếu nóng dần.
Thống kê 9 doanh nghiệp bất động sản, gồm KDH, NLG, SCR, NTL, PDR, DIG, HDC, LDG và DXG, cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, tổng lượng tiền và tương đương tiền đã giảm 2.513,6 tỷ đồng so với đầu năm, về 10.702,8 tỷ đồng. Đà giảm tập trung ở các DXG (giảm 1.774 tỷ đồng, về 1.249,8 tỷ đồng), DIG (giảm 1.674,5 tỷ đồng, về 2.063,7 tỷ đồng).
Ngoài ra, cả 9 doanh nghiệp bất động sản nói trên đều ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 11.543,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 3.014,5 tỷ đồng. Trong đó, DXG ghi nhận âm 3.775,8 tỷ đồng; DIG ghi nhận âm 2.380,3 tỷ đồng; KDH ghi nhận dòng tiền âm 2.315,5 tỷ đồng; SCR ghi nhận âm 637,6 tỷ đồng…
Để giải quyết bài toán dòng tiền trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó, sức cầu suy yếu mạnh, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã công bố hạ giá bán 30 – 50% so với hồi đầu năm để thu tiền về.
Trong đó, khối công ty hoạt động trong ngành tài chính (ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán) đã tăng lượng tiền mặt thêm 172.800 tỷ đồng, lên 1.541.600 tỷ đồng; khối doanh nghiệp sản xuất đã tăng tích trữ 488 tỷ đồng lên 287.100 tỷ đồng.
Tâm lý “phòng thủ” này của các doanh nghiệp thực ra không quá khó hiểu, trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh, kênh tín dụng ngân hàng và huy động vốn qua thị trường chứng khoán đều gặp khó, các hoạt động đầu tư, mở rộng kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Điều này phần nào thể hiện qua việc các doanh nghiệp đứng ngoài hoạt động mua cổ phiếu quỹ ở giai đoạn này, dù định giá P/E của chỉ số VN-Index đã về mức hơn 9 lần (theo số liệu của Công ty Chứng khoán VNDirect), thấp hơn giai đoạn thị trường tạo đáy do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Hoạt động mua vào của lãnh đạo doanh nghiệp cũng chỉ xuất hiện ở vài doanh nghiệp (bà Nguyễn Thị Thanh Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu DIG; bà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (mã KDH) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu; ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch Tập đoàn Khải Hoàn Land đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu…).
Nhìn lại thời điểm tháng 3/2020, dữ liệu thống kê của VNDirect ước tính, người nội bộ và doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu với tổng giá trị 3.500 tỷ đồng. Khối lượng mua vào của đối tượng này trong tháng 4 – 5/2020 còn lớn hơn.
Tổng Hợp