Câu hỏi khó hơn là vì sao lạm phát lại liên tục đi ngược với dự báo. Công trình nghiên cứu mới nhất của IMF chỉ ra ba thủ phạm tiềm tàng: các cú sốc, tiền lương và kỳ vọng.
Khi đại dịch COVID-19 cản trở hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong năm 2020 và 2021, chính phủ các nước đã tung ra hàng loạt gói hỗ trợ tài khóa.
Cùng lúc, liên tục những tình huống bất thường đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, từ tập trung cho hàng hóa rồi lại quay về với dịch vụ. Sau xu hướng giảm phát ban đầu, tình trạng hỗn loạn đó đã kéo giá cả đi lên.
Năm ngoái, so với xu hướng trước đại dịch thì khoảng 40% mức tăng giá cả tại Mỹ và 66% mức tăng tại EU bắt nguồn từ việc gián đoạn hoạt động sản xuất và giá hàng hóa công nghiệp leo thang, IMF chỉ ra. Khoảng 30% nữa đến từ các khoản tiền kích thích hào phóng và sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình.
Các cú sốc liên hoàn tái diễn sau khi Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2. Sự sai lầm trong các dự báo lạm phát của IMF trong năm nay chủ yếu đến từ việc đánh giá thấp ảnh hưởng của cuộc chiến đối với mảng năng lượng và thực phẩm.
Màn tái xuất của lạm phát khiến nhiều người bị bất ngờ, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là sự ngoan cố của nó. Bất chấp nỗ lực của ngân hàng trung ương Anh và Mỹ, CPI tháng 9 vẫn tăng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mắc sai lầm tai hại khi dự đoán hồi tháng 12/2020 rằng giá cả sẽ chỉ tăng chưa tới 2%/năm trong hai năm kế tiếp. Fed mắc lỗi lớn hơn nữa vào tháng 12/2021 khi dự đoán rằng lạm phát năm 2022 sẽ chỉ đạt 2,6%, bất chấp tốc độ tăng của giá cả lúc đó đã là 5%.
Song, Fed không phải cơ quan duy nhất đưa ra dự báo sai. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã nhiều lần dự báo nhầm lẫn và đánh giá thấp lạm phát. Cuối năm 2020, tờ Economist đã đúng khi dự đoán rằng giá cả sẽ nhảy vọt trong những tháng tiếp theo, nhưng lại kết luận rằng nguy cơ lạm phát kéo dài là khá thấp.
Vậy vì sao lạm phát lại dai dẳng đến thế? Câu trả lời thường thấy là bởi chi tiêu tiêu dùng vẫn rất mạnh và chính sách tiền tệ đã được nới lỏng quá mức.
Nhưng câu trả lời này chưa thỏa đáng. Khi các nhà hoạch định chính sách nhận ra áp lực lạm phát kéo dài hơn dự kiến, họ đã thực hiện các điều chỉnh. Hồi tháng 12/2020, Fed cho rằng lãi suất sẽ duy trì gần mức 0 trong năm 2023. Dự báo hiện nay của ngân hàng trung ương Mỹ là lãi suất sẽ tăng tới ít nhất 4,6% vào năm tới.
Tổng Hợp