Thống kê cho thấy tại TPHCM có 121/550 cửa hàng tạm hết xăng. Vài nơi khác ở phía Nam cũng trong tình trạng tương tự. , Bộ Công Thương khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại TPHCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… không phải phổ biến…
Hàng loạt cây xăng trên địa bàn TPHCM để bảng thông báo hết xăng và đóng cửa từ rất sớm. Từ sáng 10/10, hàng trăm người dân bắt đầu đứng xếp hàng dài từ ngoài đường vào tận trụ xăng để chờ đổ xăng. Có người phải chờ gần một tiếng mới đến lượt, có người thậm chí phải rời đi vì hết hàng.
Cơ quan này dẫn chứng có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
Tính đến 17h ngày 10/10, trên địa bàn TPHCM có 3/550 cửa hàng đóng cửa (chiếm 0,54%); có 121/550 cửa hàng tạm hết mặt hàng xăng (chiếm 20%); một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu quy mô lớn gặp khó khăn trong việc bảo đảm nguồn cung và đã được Bộ Công Thương chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết khó khăn.
Tại Bình Phước, đến ngày 10/10 có 27/415 cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng hoạt động (chiếm 6,5%); 23 cửa hàng hết xăng còn dầu; 2 cửa hàng hết dầu còn xăng (tương ứng chiếm 5% và 0,48%).
Tại An Giang, theo báo cáo có 30/559 cửa hàng vẫn mở cửa bán hàng nhưng không có xăng để bán (chiếm 5%). Nguyên nhân do giao thông đi lại khó khăn nên các thương nhân kinh doanh xăng dầu cung cấp hàng chậm hoặc do chiết khấu thấp nên các đại lý ngừng lấy hàng.
Tại Hậu Giang, trên địa bàn tỉnh có 21/211 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng, dầu (chiếm 9%); 7 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng, còn dầu (chiếm 3%) và có một số thương nhân đang gặp khó khăn do không mua được hàng từ các đầu mối xăng dầu để cung cấp cho hệ thống.
Tại Đắk Lắk, theo báo cáo cập nhật, trên địa bàn tỉnh có 9/475 cửa hàng tạm dừng hoạt động do hết xăng, dầu (chiếm 1%); 15 cửa hàng vẫn hoạt động nhưng hết xăng hoặc dầu.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương cho biết đã đề nghị các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên nỗ lực tìm nguồn hàng để cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng, đại lý bán lẻ trên địa bàn các tỉnh.
Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn (đầu mối là sở công thương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Bộ Công Thương khẳng định dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng của thương nhân đầu mối, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, song tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước. Nguồn cung xăng dầu cũng vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước.
Bộ Công Thương dẫn chứng Petrolimex tồn kho đến ngày 8/10 là khoảng 489.000m3 (gồm 208.000 m3 xăng và 280.000 m3 dầu); PV Oil còn khoảng 230.000m3; Công ty xăng dầu Quân đội còn khoảng 19.000m3; Saigon Petro còn khoảng 11.000m3; Petimex Đồng Tháp còn khoảng 45.000m3; Thanh Lễ còn khoảng 60.000m3…
“Qua trao đổi, các doanh nghiệp cam kết vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhập hàng để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của mình”, Bộ Công Thương cho biết.
Do đứt nguồn cung, mà đứt nguồn cung nguyên nhân là xăng dầu nhập về bán không có lãi, bán lỗ. Nguyên nhân sâu xa là công thức tính giá của Bộ Tài chính. Hiện nay, công thức tính của liên bộ chỉ đúng và áp dụng được khi giá luôn luôn tăng.
Lúc giá xăng dầu giảm, lẽ ra người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi, đằng này do Bộ Tài chính tính sai nên gây ra hiệu ứng ngược là giá xăng dầu thế giới giảm mà dân chúng không có dùng, tạo nên cảnh hỗn loạn thị trường mà doanh nghiệp bán lẻ chịu thiệt thòi nhất, càng bán càng lỗ. Giá vốn mua vào cao hơn giá bán lẻ, làm trái ngược và phá vỡ quy định trong Nghị định 95.
Nghị định 95 có quy định: Giá xăng dầu thế giới do Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xác định theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố, giá cơ sở căn cứ theo giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế, nghĩa là tính bình quân của khoảng 10 ngày sát gần ngày nhất công bố giá cơ sở.
Cách tính này được cho là bất hợp lý là vì có nội dung “thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng”.
Điều đó có nghĩa một doanh nghiệp mua xăng dầu lại chịu giá vốn của hàng tồn kho được tính trên giá xăng dầu thế giới từ 20 ngày trước đó. Vì vậy, nếu 10 ngày trước đó mua giá cao thì xem như doanh nghiệp lỗ trắng 10 ngày của giai đoạn trước nếu chu kỳ điều hành giá bán lẻ kỳ này giảm.
Tương tự, nếu giá xăng dầu thế giới liên tục giảm và các kỳ điều hành giá bán lẻ liên tục giảm thì doanh nghiệp đầu mối liên tục bị lỗ, kéo theo chiết khấu liên tục bị bóp lại đến 0 đồng, thậm chí là âm khi cộng thêm phí vận chuyển.
Ngược lại, nếu giá thế giới liên tục tăng thì doanh nghiệp luôn luôn có lãi, do chi phí hàng tồn kho, giá vốn của 10 ngày dư ra đó thấp. Như vậy nếu giá thế giới tăng liên tục qua các kỳ điều hành giá thì doanh nghiệp luôn luôn có lãi.
Vì vậy, Bộ Tài chính luôn luôn “chạy theo đuôi” là dùng công cụ thuế để giảm lãi của các doanh nghiệp đầu mối bằng cách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Động thái rõ ràng nhất của việc này là tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng/lít xăng dầu, rồi tăng lên 2.000 đồng/lít, 3.000 đồng/lít, thậm chí là 4.000 đồng/lít để điều chỉnh lợi nhuận của công ty đầu mối, đồng thời có lúc trích quỹ bình ổn trên 1.000 đồng/lít.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp hàng tồn kho đôi khi lớn hơn số dự trữ 20 ngày, đó là chưa kể hàng trên tàu đang trên đường về mua giá cao khi vào địa phận Việt Nam phải tính giá bán thấp.
Về vấn đề quản lý thị trường xăng dầu, quan trọng là cần phải thay đổi công thức: Lấy giá thành thực tế bình quân của 37 doanh nghiệp đầu mối báo cáo về liên bộ trước khi chuẩn bị điều chỉnh giá bán lẻ, sau đó liên bộ chọn 15 doanh nghiệp hoạt động ổn định và thường xuyên nhất cộng chung lại và chia cho 15 sẽ ra giá thành bình quân chung của một lít xăng cơ bản nhất.
Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho phải được tính theo bình quân gia quyền để đưa vào giá vốn, bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lượng hàng tồn kho cần được tính đúng, tính đủ giá trị khi kết chuyển vào giá vốn theo đúng nguyên tắc và Luật kế toán, nếu không sẽ lời giả mà lỗ thật.
Tiếp theo là cộng lợi nhuận định mức cho công ty đầu mối. Sau đó là tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ bằng cách cộng thêm (+) 7% của giá bán được tính theo kết quả trên để tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ thì sẽ ra giá bán lẻ hiện hành tại thời điểm đó.
Nếu công bố giá bán lẻ theo phương pháp tính này thì tôi tin rằng thị trường sẽ ổn định ngay lập tức và sẽ ổn định lâu dài với điều kiện là quy định chiết khấu đại lý không nhỏ hơn 7%/ trên giá bán lẻ, doanh nghiệp đầu mối không được “rớ” vào và xem như là lãi định mức của đơn vị bán lẻ và là công cụ đặc biệt để ổn định thị trường, không để cho doanh nghiệp đầu mối ép đại lý bán lẻ.
Tôi dự báo, nếu Bộ Tài chính không thay đổi cách tính giá cơ sở thì vào mùa khô sắp tới nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng, giá xăng dầu thế giới cũng sẽ tăng như hàng năm, doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn thì Bộ lại tìm cách điều tiết giảm lãi của doanh nghiệp bằng đủ mọi cách. Và bất ổn lại tiếp tục.
Tổng Hợp