Sau gần 2 tuần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động đồng loạt tăng đưa lãi suất lên mặt bằng mới.
Với việc NHNN tăng trần huy động dưới 6 tháng thêm 1%, ước tính lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng của các ngân hàng thương mại tăng trung bình 0,9% trong tháng qua, có nơi tăng tới 1,9%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng trở lên cũng tăng trung bình 0,35-0,4% so với đầu tháng trước.
Theo đánh giá của các TCTD, nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý III/2022 tiếp tục đà phục hồi bền vững kể từ quý IV/2021 với mức cải thiện của quý sau cao hơn quý trước, trong đó nhu cầu vay vốn được nhận định cải thiện mạnh nhất. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định ở mức cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và các TCTD khác. Trên cơ sở đó, các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “tăng” với tốc độ mạnh hơn trong quý IV/2022 và cả năm 2022 so với kỳ trước, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý III/2022 chưa được như kỳ vọng. Dự báo cho thời gian tới, 70,4-75,9% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý tới và cả năm 2022 với mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Về lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, 88,3% TCTD dự kiến tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 6,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi.
Trong quý III/2022, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước.
Theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, “Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong năm 2022, trong khi đó, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.
Tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong quý III/2022 vẫn giữ ổn định và được kỳ vọng diễn biến tích cực hơn trong quý IV/2022 cũng như trong cả năm 2022 so với năm 2021.
Theo đó, ở kỳ hạn ngắn 1-3 tháng, nhiều nhà băng trả lãi suất chạm trần 5% năm. Tại kỳ hạn 6 tháng, mức lãi trên 7% đã xuất hiện ở một số ngân hàng cổ phần nhỏ. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm công bố cao nhất ở mức 7,9%. Các mức lãi suất kể trên chưa bao gồm ưu đãi cho gửi tiền trực tuyến (tăng thêm phổ biến 0,1 – 0,2%/năm). Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động của một số ngân hàng đã về tương đương mức trước dịch COVID-19.Ngân hàng TMCP Bản Việt áp dụng lãi suất lên đến 8,4%/năm, cho chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 18 tháng. Ngân hàng số Cake by VPBank cũng thông báo tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất tới 8,2%/năm ở kỳ hạn 36 tháng, dành cho khách hàng gửi từ 300 triệu đồng trở lên; Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) ra chương trình tiết kiệm online đặc biệt kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 8%/năm.
Không chỉ các ngân hàng tư nhân, thời gian qua, nhóm nhà băng có vốn Nhà nước (Big 4) cũng đã tham gia vào cuộc đua lãi suất. Cụ thể, từ đầu tháng 10/2022, lãi suất tiết kiệm của nhóm Big4 tăng tại hầu hết các kỳ hạn, mức tăng cao nhất là 1 điểm %/năm so với trước đó.
Lãi suất tiền gửi tại quầy các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 5,6%/năm lên 6,4%/năm. Lãi suất tiền gửi từ 6 – 9 tháng cũng tăng lên, dao động ở mức 4,7 – 4,8%/năm; kỳ hạn từ 1 – 3 tháng cũng tăng lên mức từ 4,1 – 4,4%/năm. Dù đã điều chỉnh, nhưng mặt bằng lãi suất Big4 vẫn thấp hơn đáng kể so với khối tư nhân.
Mức lãi suất 8%/ năm đã xuất hiện ở nhiều nhà băng. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) trả lãi suất lên tới 8,8%/ năm cho kỳ hạn 13 tháng, cao nhất hiện nay. Khách hàng thuộc phân khúc ưu tiên của VPBank (VPBank Diamond) áp dụng lãi suất 8,6%/năm ở kỳ hạn 18 tháng, gửi số tiền từ 50 tỷ đồng trở lên qua online.
Tổng Hợp