Câu hỏi đặt ra là: Trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư có nên đầu tư bất động sản hay không? Các nhà đầu tư cũng có xu hướng thận trọng hơn, nhà đầu tư “e dè” với thị trường bất động sản…
Các nhà môi giới cho rằng, giao dịch bất động sản gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát, 36% số người được hỏi cho biết rào cản lớn nhất là khách hàng lo sợ thị trường tiêu cực nên không dám đầu tư vào bất động sản, 23% chia sẻ giao dịch không thể chốt thành công do khách hàng bị hạn chế trong vay vốn để mua bất động sản, 19% nhận thấy trở ngại chính là giá bất động sản quá cao so với khả năng tài chính của người mua.
Tại TPHCM, căn hộ chung cư – loại hình bất động sản phổ biến, phục vụ nhu cầu ở thực, nhưng nhu cầu tìm mua trong 7 tháng đầu năm giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Ghi nhận thực tế cho thấy, có khoảng 10 dự án mới mở bán tại TPHCM và các tỉnh xung quanh thành phố này có tỷ lệ hấp thụ hầu hết không vượt qua mức 50% nguồn hàng.
Xét về mặt bằng giá rao bán, trong 7 tháng đầu năm nay, tất cả các phân khúc căn hộ TPHCM đều tăng giá so với cùng kỳ 2021, tăng cao nhất ở phân khúc bình dân (8%), sau đó là trung cấp (5%) và cao cấp (4%).
Câu hỏi đặt ra là: Trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư có nên đầu tư bất động sản hay không?
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới bất động sản – cho rằng, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn. Quan trọng là đầu tư vào phân khúc nào, chỗ nào sinh lợi nhiều nhất thì xuống tiền đầu tư. Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất đang tăng, tốt nhất không nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Nếu chọn được đúng phân khúc chất lượng và khả năng sinh lời cao thì hãy xuống tiền.
Cũng theo ông Đính, các nhà đầu tư cũng có xu hướng thận trọng hơn. Nếu không được tháo gỡ, có thể thị trường bất động sản bước vào một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra.
Sau khi trải qua 2 năm dịch bệnh, thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, chỉ mới đi qua nửa đầu năm, không ít các vấn đề nảy sinh cùng với tác động của chính sách đã khiến sự hồi phục của thị trường có phần chững lại.
Các chuyên gia e ngại, nếu năm 2022 lạm phát cao có thể sẽ khoét sâu thêm điểm yếu của thị trường bất động sản là thanh khoản thấp.
Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cho vay cũng tăng, nhiều chính sách thắt chặt thị trường bất động sản khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Thậm chí, thị trường còn xuất hiện tâm lý của những nhà đầu tư đang muốn “rút lui”. Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự biến động của thị trường không đẩy kênh đầu tư này vào tình trạng quá khó khăn. Bởi thực tế, kịch bản lạc quan của bất động sản sẽ sớm xuất hiện.
Thời gian tới, khó khăn có thể sẽ tăng khi hàng lang pháp lý cho phân khúc này chưa sáng tỏ.
Phân lô bán nền phát triển mạnh trong năm 2021 – 2022 nhưng hiện nhà đầu tư mắc kẹt khá nhiều, do đó không được ủng hộ tại thời điểm này. Trong khi đó, thị trường thấp tầng giá đã lên đỉnh điểm, khó tiếp cận được vốn vay, thanh khoản lại chậm. Trước đây, nhiều người chỉ đổ xô vào những sản phẩm có thể “lướt sóng” được, nhưng thực tế cho thấy càng về sau không còn nhiều cơ hội và càng lắm rủi ro.
Tổng Hợp