Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã ban hành Quyết định 1606/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 23/9/2022) về việc quy định lãi suất điều hành. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm NHNN thay đổi lãi suất điều hành. Lãi suất tăng, thời kỳ tiền rẻ chấm dứt, những doanh nghiệp nào tăng mạnh rủi ro?
Chi phí sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại tăng mạnh từ đầu năm tới nay, đặc biệt là ở nhóm các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng thương mại đã nhiều nâng lãi suất huy động để thu hút thêm tiền gửi sau hơn 2 năm huy động ở mức thấp. Thêm vào đó, NHNN mở lại kênh tín phiếu sau 2 năm đóng băng, hút ròng một lượng lớn tiền trong hệ thống ngân hàng để kiềm chế lạm phát. Tình trạng thiếu thanh khoản hệ thống khiến cho lãi suất liên ngân hàng thậm chí đã có lúc vượt 6%/năm cho kỳ hạn qua đêm, cao hơn cả lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 12 tháng ở các ngân hàng quốc doanh.
Sau quyết định tăng lãi suất điều hành của SBV, CTCK Dầu khí (PSI) kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ hạ nhiệt và duy trì quanh mức 23.400-23.600VND/USD trong những tháng cuối năm. Sau quyết định tăng lãi suất điều hành của SBV, CTCK Dầu khí (PSI) kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ hạ nhiệt và duy trì quanh mức 23.400-23.600VND/USD trong những tháng cuối năm.
Do giữa việc tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay thường có độ trễ nên trong ngắn hạn biên lãi thuần của các Ngân hàng thương mại được chúng tôi đánh giá là sẽ thu hẹp so với giai đoạn tiền rẻ trước đó.
Trong khi room tín dụng năm 2022 đã được sử dụng phần lớn, chúng tôi cho rằng bức tranh ngành ngân hàng trong những tháng cuối năm sẽ không còn tươi sáng như nửa đầu năm. Với quan điểm thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc cấp room tín dụng, nhiều khả năng, năm 2023 cũng sẽ tiếp tục là một năm ít thuận lợi cho ngành ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm dưới.
Trước bối cảnh các NHTW liên tục tăng lãi suất cùng với xu hướng không rõ ràng của thị trường chứng khoán và trạng thái thanh khoản sụt giảm ngày càng lan rộng, PSI theo đó khuyến nghị các nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, hạn chế dùng margin và hạ tỷ trọng danh mục tại những nhịp phục hồi kỹ thuật.
Tín dụng tăng gần 10%, trong khi huy động vốn chỉ tăng gần 4%. Bên cạnh đó, một lượng vốn không nhỏ của các ngân hàng đang “kẹt” trong nợ xấu, kể cả nợ cơ cấu lại, khiến các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động để hút vốn.
Các chuyên gia nhận định, mức độ biến động của lãi suất huy động thời gian tới phụ thuộc nhiều vào thanh khoản liên ngân hàng. Trong đó, thanh khoản nhiều khả năng chưa thể sớm dồi dào cho tới khi ghi nhận dòng vốn mới, hoặc các động thái của Ngân hàng Nhà nước (hoạt động trên thị trường mở, công cụ tỷ giá, công cụ lãi suất) hướng đến mục tiêu đảm bảo các cân đối vĩ mô.
Liên quan đến vấn đề lãi suất đang tăng lên thời gian qua, tại Tọa đàm “Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Niềm tin và Trách nhiệm” tổ chức ngày 13/9, TS. Trịnh Quang Anh, Chủ tịch Hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) nhấn mạnh, bối cảnh thị trường, bối cảnh tiền tệ đang thay đổi rất nhanh.
“Nhiều người vẫn đang “mơ ngủ” về giai đoạn tiền rẻ, nhưng tình hình lại đang thay đổi quá nhanh. Trước đó, chúng ta không thể hình dung trong một thời gian rất ngắn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất lên đến ngưỡng 3,5%, và nếu thế lãi suất VND phải lên tới bao nhiêu?”, TS. Trịnh Quang Anh đặt vấn đề.
Theo Chủ tịch VIRA, trong bối cảnh các đồng tiền khác đang mất giá khủng khiếp, VND mới chỉ mất khoảng 3%. Và để có được điều này, Việt Nam phải đánh đổi bằng lãi suất cao hơn.
“Điều này có thể khiến một số người lo lắng, nhưng thật ra chúng ta đang trở về điều kiện bình thường mới và cần chấp nhận mặt bằng lãi suất trở về trạng thái bình thường mới”, ông Quang Anh nêu góc nhìn.
Trước diễn biến của lãi suất tăng lên cũng như biến động của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây, các chuyên gia cho rằng không nên quá lo lắng khi vẫn còn “cửa thoát hiểm” đó là tiền ngân sách vẫn đang thặng dư khoảng 250 nghìn tỷ đồng và số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước trong hệ thống ngân hàng vẫn lên tới khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Tổng Hợp