Với quyết định cấp hạn mức tín dụng còn lại cho các ngân hàng trong tổng hạn mức tăng trưởng 14% trong năm nay, ước tính có thêm khoảng 450.000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 4 tháng cuối năm. Dòng tiền đã dần khơi thông khi room tín dụng được mở lại, song nhiều doanh nghiệp vẫn lo lắng …
Cộng đồng doanh nghiệp khát vốn suốt ba tháng qua (do đa số ngân hàng sớm “tiêu” hết hạn mức tín dụng cấp lần đầu trong 5 tháng đầu năm, chỉ có thể cho vay mới nhỏ giọt khi thu hồi được nợ cũ), nên việc nới room tín dụng là thông tin tích cực đối với doanh nghiệp.
Chủ tịch Haxaco cho rằng, “Công ty chỉ có thể hoàn thành kế hoạch và khó có đột biến”. Được biết, năm nay, Haxaco đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 212 tỷ đồng; trong đó, 6 tháng đầu năm đã đạt 172 tỷ đồng.
“Nếu như quý IV năm ngoái, Haxaco ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến vì nhu cầu mua xe bùng nổ sau thời gian bị kìm nén vì ảnh hưởng của Covid-19 thì năm nay người tiêu dùng tính toán hơn trước các yếu tố về lạm phát, lãi suất. Trong ba tháng cuối năm, tôi cho rằng tình hình kinh doanh không quá lạc quan, nhưng cũng không quá bi quan”, ông Dũng nói.
Còn tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF), Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Hiếu cho biết, Công ty vẫn giữ kế hoạch như đã được Đại hội cổ đông thông qua, nhưng hiện tại rất khó khăn.
Ngành gỗ Việt Nam đang đối diện với nhiều bài toán khó cần giải quyết, như lao động, áp lực chi phí đầu vào, dòng vốn…, đặc biệt là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với gỗ dán cứng từ Việt Nam, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vào thị trường này.
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nước giải khát thì than thở: “Năm nay, chi phí nguyên vật liệu tăng lên rất nhiều, nhưng chúng tôi chưa tăng giá bán sản phẩm vì sức cầu rất thấp. Doanh nghiệp đang hy sinh phần lãi để duy trì hoạt động và giữ thị phần”.
Với quyết định cấp hạn mức tín dụng còn lại cho các ngân hàng trong tổng hạn mức tăng trưởng 14% trong năm nay, ước tính có thêm khoảng 450.000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 4 tháng cuối năm. Riêng Vietcombank được nới thêm 2,7% so với mức trần cũ là 15%, tức Ngân hàng có dư địa cho vay 32.000 tỷ đồng.
Dòng tiền đã dần khơi thông khi room tín dụng được mở lại, song nhiều doanh nghiệp vẫn lo lắng về khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm vì khó hồi phục sau những “dư chấn” trước đó.
TS. Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên Học viện Tài chính nhận định, để kiềm chế lạm phát, Fed đã tăng 3 lần lãi suất từ đầu năm đến nay. Chính sách này đã thúc đẩy giá trị của USD, và khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh, trong đó có Việt Nam.
Theo chuyên gia này, các quốc gia muốn giữ được cân bằng tỷ giá với USD thì có nhiều cách, thông thường có 2 cách cơ bản: Can thiệp bằng việc đưa việc đồng USD ra để bán và từ đó nâng giá trị đồng nội tệ lên so với USD; hoặc sử dụng biện pháp tăng lãi suất giống như Mỹ. Tại Việt Nam, NHNN quyết định nâng lãi suất điều hành cũng có nghĩa là nâng giá trị VND, từ đó giảm sức ép tăng tỷ giá USD/VND.
“Về nguyên tắc, tôi đồng tình với với quan điểm NHNN tăng lãi suất điều hành là nhằm ổn định tỷ giá, làm sao VND giữ vững giá trị và có thể nâng giá trị VND so với USD nói riêng và các đồng tiền khác nói chung là điều tốt nhất. Từ đó, ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế trôi chảy”, ông Thịnh nêu quan điểm.
TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi tăng lãi suất cho vay tăng, thì các doanh nghiệp cần sử dụng vốn phải tiết kiệm hơn. Các doanh nghiệp cần tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh có hiệu quả có thể thu lợi. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa nguồn vốn như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu bổ sung.
“Chúng ta mới có Nghị định 65 cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiểu riêng lẻ. Hy vọng, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để có thể huy động nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất hợp lý”, ông Thịnh gợi ý.
Trong khi đó, tại cuộc họp sáng 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.
Tổng Hợp