Tháng 8 được xem là vùng trũng thông tin của thị trường chứng khoán trong nước. Các thông tin, cả tốt cả xấu đã được công bố. Chứng khoán “Lửng lơ” trong vùng trũng trong đỉnh lạm phát hay đáy chứng khoán…
Nếu như trên thế giới là thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất 0,75%/năm, lạm phát Mỹ tháng 7 đã “hạ nhiệt”, giá hàng hóa đi xuống mạnh… thì ở trong nước là những thông tin như lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp, xuất khẩu giảm tốc tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU…
Trong khi đó, bức tranh lợi nhuận nửa đầu năm của các doanh nghiệp niêm yết đã rõ ràng, khi hầu hết các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý II và các thông tin này đã phản ánh vào giá, giúp cổ phiếu của doanh nghiệp có lợi nhuận khả quan phục hồi từ vùng đáy tháng 6.
Room tín dụng đang là biến số được cả thị trường chờ đợi. Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi là “kiên định” không nới room tín dụng, ưu tiên ổn định vĩ mô.
Thông tin cấp room 3% sắp tới cũng là con số cho thấy chính sách điều hành vẫn theo hướng cứng rắn nhằm ứng phó với lạm phát và biến động tỷ giá. Dù vậy, vẫn chưa có thông tin chính thức nên tăng trưởng tín dụng tháng 8 dự báo cũng rất thấp như số liệu tháng 7.
“Vùng trũng” này được xem là khoảng nghỉ ngơi sau khi nhà đầu tư hào hứng trở lại với kỳ vọng “đỉnh lạm phát, đáy chứng khoán” và phản ứng mua khi tin xấu ra hết.
Khi nhiều cổ phiếu đã tiếp cận và vào vùng quá mua, nhà đầu tư e dè không mua đuổi, không đánh break, tức mua để kỳ vọng giá phá vỡ đỉnh cũ và tăng mạnh như giai đoạn quý I khi dòng tiền nóng hoạt động dồi dào.
Thanh khoản của sàn HOSE chỉ lừng khừng ở mức 14.000 – 15.000 tỷ đồng trong nhiều phiên gần đây. Nhiều nhóm tư vấn nhà đầu tư đã khuyến nghị chốt lời và không mua mới, hành động giống như ông Tuấn.
Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC) thừa nhận, dự đoán thị trường sắp tới sẽ diễn biến như thế nào là công việc rất khó. Mô hình nghiên cứu về các biến số từ đội ngũ phân tích của TCSC đang nghiêng về khả năng thị trường sẽ ít biến động trong thời gian tới do tín hiệu xấu cơ bản phần nào đã được phản ánh vào diễn biến giá cổ phiếu.
Ông Trung cho biết, TCSC tư vấn nhà đầu tư nên cố gắng tìm kiếm những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, đang được định giá hấp dẫn sau thời gian điều chỉnh vừa qua nếu muốn nắm giữ cổ phiếu trong danh mục.
Mặc dù không có nhiều thông tin mới, nhưng nhiều dữ liệu thống kê đang cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có những ưu thế riêng. Chẳng hạn, khối ngoại đã quay lại mua ròng suốt 4 tháng qua, với giá trị lũy kế đạt 288 triệu USD, sau khi bán ròng 2,7 tỷ USD trong năm 2021 và bán 307 triệu USD trong quý I/2022. Giá trị mua ròng của khối ngoại phần lớn do dòng vốn ETF đã chọn trở lại Việt Nam, bất chấp việc Mỹ tăng lãi suất và USD mạnh lên trong 7 tháng đầu năm 2022.
Theo quan điểm của Mirae Asset, đây không phải là một dấu hiệu tiêu cực trong dài hạn. Tăng trưởng huy động đã thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong hai năm qua và trong cả 6 tháng đầu năm 2022.
Thị trường chứng khoán trong nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục biến động theo các thông tin lạm phát, lạm phát kỳ vọng và hành động của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed.
Tuy nhiên, Mirae Asset lưu ý gần đây nhất khi Fed vẫn tiếp tục chính sách cứng rắn trong việc tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối tài sản, nhưng chỉ số Dow Jones đã tăng liên tiếp 4 tuần với mức tăng gần 14% nhờ kỳ vọng vào phục hồi kinh tế.
Vì vậy, nhà đầu tư nên nhìn room tín dụng theo góc nhìn lớn hơn là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Giai đoạn vừa qua, tỷ giá đã ổn định trở lại, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khá nhiều và lạm phát vẫn được kiểm soát trong mục tiêu đề ra. Đây là cơ sở chính để Mirae Asset đặt niềm tin vào sự phục hồi mang tính dài hạn hơn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổng Hợp