Thời gian qua liên tục xuất hiện những thông tin tiêu cực về vi phạm của các doanh nghiệp BĐS lớn, chính quyền các địa phương siết chặt hơn quy định về thuế trong giao dịch BĐS, hạn chế việc phân lô bán nền, trong khi ngân hàng nhà nước yêu cầu “siết” nguồn tín dụng vào BĐS… khiến người mua và nhà đầu tư BĐS có tâm lý dè chừng hơn.
Giai đoạn hiện tại, nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ. Bởi lẽ, thị trường đang quá tải với các sản phẩm cao cấp, hạng sang và khan hiếm dòng sản phẩm bình dân, vừa túi tiền, dẫn đến sức hấp thụ kém.
Còn nếu vẫn muốn đầu tư thời điểm này, nhà đầu tư nên chọn mua các sản phẩm có hiệu quả khai thác, chứ không mua theo số đông, theo hiệu ứng. Nhà đầu tư không nên dùng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng để mua BĐS bởi khả năng được duyệt hồ sơ không cao và lãi suất có thể tăng hơn trong thời gian tới. Hiện tại, nhiều khả năng các chủ đầu tư sẽ phải cơ cấu lại danh mục sản phẩm để thanh khoản. Đồng thời, có thể sắp tới, các chính sách về tín dụng có thể cởi mở hơn với BĐS. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nêu quan điểm, ngoài những vấn đề vừa nêu, thị trường BĐS còn chững lại vì giá bán neo cao hơn giá trị thực. Còn ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nêu quan điểm, ngoài những vấn đề vừa nêu, thị trường BĐS còn chững lại vì giá bán neo cao hơn giá trị thực.
Ông Đính cho rằng mức giá giao dịch đang vượt xa giá trị thực khiến các nhà đầu tư không còn cảm thấy an toàn. Do đó, không ít nhà đầu tư F0 còn “non” kinh nghiệm và ít vốn đang bị mắc kẹt đã phải bán cắt lỗ. Trong khi đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp giai đoạn này sẽ xem xét, cân nhắc kỹ và hạn chế việc xuống tiền trước những biến động khó đoán của thị trường.
Do đó, các chuyên gia đều nhận định, có thể thị trường BĐS sẽ tiếp tục chững lại cho đến hết Quý III/2022 và nhiều khả năng sẽ phát triển ổn định hơn từ tháng 10 năm nay.
Báo cáo tại Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững diễn ra mới đây, Bộ Xây dựng nêu rõ thị trường bất động sản hiện đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh.
Trong đó, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản chưa đầy đủ, hoàn chỉnh; việc công khai minh bạch thông tin liên quan đến thị trường bất động sản chưa được thường xuyên, liên tục và đầy đủ dẫn đến tình trạng lợi dụng, tung tin đồn thổi, nhiễu loạn thị trường.
Ngoài ra, các sàn giao dịch bất động sản hình thành, hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu ổn định; chưa đảm bảo kiểm soát đầy đủ được thông tin, tính pháp lý trong giao dịch bất động sản. Hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt; một bộ phận môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp; còn một lượng lớn các cá nhân hành nghề “môi giới” bất động sản tự do không có chứng chỉ hành nghề.
Tổng Hợp